Tính cả 2 đợt làm trong kháng chiến với đợt thời này, tổng là 5 đợt Trong đó, đợt từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1955; đợt 4 từ tháng 6-12/1955 và đợt 5 từ tháng 12/1955 đến

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 47 - 50)

tháng 2 đến tháng 6 năm 1955; đợt 4 từ tháng 6-12/1955 và đợt 5 từ tháng 12/1955 đến tháng 7/1956.

cho 2,2 triệu hộ nông dân lao động với 9,5 triệu người (tức 72,8% số hộ ở nông thôn được chia ruộng đất) [Lê Mậu Hãn & cộng sự, 2013, 181]. Sau cải cách ruộng đất, tình hình phân bố ruộng đất ở miền Bắc có biến đổi quan trọng, sở hữu ruộng đất của địa chủ, phú nơng giảm, cịn của bộ phận bần cố nơng, trung nơng thì tăng lên (bảng 5.1).

Bảng 5.1. Bình quân ruộng đất ở miền Bắc trước và sau cải cách ruộng đất

(Đơn vị: m2/người)

Trước tháng 8/1945 Sau cải cách ruộng đất

Địa chủ 10.980 730

Phú nông 4.200 1.720

Trung nông 1.450 1.710

Bần nông 472 1.390

Cố nông 112 1.370

Nguồn: Tổng cục Thống kê [Dẫn theo Lê Mậu Hãn & cộng sự, 2013, 182]

Có thể nói, cải cách ruộng đất là "một cuộc cách mạng nơng thơn, long trời chuyển đất. Khơng những nó quan hệ trực tiếp tới giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ mà còn ảnh hưởng lớn đến nhiều tầng lớp khác" [Hồ Chí Minh, 2011, T.10, 298]. Cải cách ruộng đất có một ý nghĩa lịch sử vơ cùng to lớn, bởi nó đã tạo nên diện mạo mới trong kết cấu xã hội nông thôn miền Bắc nước ta. Kết quả của cải cách ruộng đất đã đổi đời cho hàng triệu nông dân nghèo, đưa họ từ thân phận làm thuê thành người có đủ ruộng đất canh tác. Ngược lại, một bộ phận dân cư khác, khoảng 5% dân số, tầng lớp có vị trí cao trong xã hội và chiếm hữu phần lớn ruộng đất đã trở thành người lao động. Cũng từ đây, miền Bắc đã xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, chế độ người bóc lột người, giải phóng sức lao động ở nơng thơn, tạo sức mạnh để khôi phục kinh tế sau kháng chiến.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, miền Bắc đã mắc những sai lầm nghiêm trọng. Đó là đã vi phạm đường lối giai cấp

của Đảng ở nông thôn (xâm phạm lợi ích của trung nông, không liên hiệp với phú nông, không phân biệt đối xử với các loại địa chủ, không chiếu cố địa chủ kháng chiến); xác định tỷ lệ địa chủ máy móc, khơng sát thực tế (5% địa chủ); cường điệu việc trấn áp phản cách mạng; thiên về đấu tố, coi nhẹ giáo dục... Trong các sai lầm thì sai lầm nghiêm trọng nhất là trong việc chỉnh đốn tổ chức. Nguyên nhân sâu xa của những sai lầm trên là do lực lượng thực hiện cải cách đã không nắm vững vấn đề dân tộc và giai cấp ở nước ta, không thấy được những biến đổi to lớn của xã hội nông thôn miền Bắc sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhất là ở vùng tự do sau 9 năm kháng chiến, lại áp dụng kinh nghiệm nước ngồi một cách máy móc, khơng dựa vào cơ sở Đảng địa phương, xa rời thực tiễn Việt Nam.

Tháng 4 năm 1956, Đảng ta phát hiện sai lầm và đã có chỉ thị sửa sai lầm. Hội nghị Trung ương lần thứ 10 của Đảng nêu chủ trương kiên quyết sửa sai. Hội nghị này đã đề ra một loạt chủ trương, biện pháp để sửa sai, khôi phục danh dự, quyền lợi cho những người bị quy oan và thi hành kỷ luật một số cán bộ liên đới trách nhiệm trong cải cách ruộng đất. Phương châm chỉ đạo công tác sửa sai là khẩn trương, từng bước, có trọng điểm. Với thái độ nghiêm túc, chân thành nhận khuyết điểm và có

chủ trương đúng đắn, kịp thời lại được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ, đến cuối năm 1957, cơng tác sửa sai đã hồn thành, với kết quả tốt đẹp. Nơng thơn dần ổn định, lịng tin của nhân dân được khôi phục, sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh.

• Khơi phục kinh tế

- Chủ trương khôi phục kinh tế của Đảng và Nhà nước

Miền Bắc trải qua 15 năm chiến tranh, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, đời sống của nhân dân cịn nhiều khó khăn. Do vậy cần khôi phục mức sản xuất ngang mức trước chiến tranh (1939); khôi phục hệ thống giao thông vận tải, khôi phục tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; phục hồi thương nghiệp để lưu thơng hàng hóa, ổn định tiền tệ và tài chính, cân bằng thu chi, bình ổn giá cả. Duy trì và tơn trọng những hình thức kinh tế nhiều thành phần, chú trọng kinh tế quốc doanh, quan tâm phát triển các thành phần kinh tế khác.

Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra và "thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với chế độ dân chủ nhân dân", Đảng và Nhà nước đã nêu phương châm khôi phục nền kinh tế miền Bắc. Nội dung gồm 5 điểm1:

1) Chủ yếu khôi phục nông nghiệp, chú trọng công tác cải cách ruộng đất, coi trọng giao thông vận tải, chăm lo khôi phục, xây dựng một số cơng trình cần thiết, chú trọng gây dựng cơ sở cho cơng nghiệp hóa.

2) Khôi phục kinh tế phải theo đường lối chung là phát triển sản xuất làm cho kinh tế dồi dào, công tư đều được chiếu cố, lao động và tư bản đều có lợi, thành thị và thơn q giúp đỡ lẫn nhau, mở rộng trao đổi giữa trong và ngồi nước.

3) Khơi phục phải đi đôi với cải tạo nền kinh tế cũ còn nặng tính chất phong kiến, thực dân và di tích chiến tranh thành nền kinh tế độc lập, dân chủ, phục vụ dân sinh.

4) Tăng cường một cách vững chắc bộ phận kinh tế quốc doanh và chăm lo xây dựng dần dần bộ phận kinh tế hợp tác xã, phát huy đến cao độ tính tích cực của quảng đại quần chúng lao động ở thành thị và thôn quê; hướng dẫn, khuyến khích và giúp đỡ công việc làm ăn, buôn bán của các tầng lớp tiểu tư sản và công cuộc kinh doanh của tư sản dân tộc.

5) Trong khôi phục kinh tế phải thực hiện sự phát triển cân đối giữa các ngành: nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng lại các thành phố bị tàn phá, thương mại.

- Kết quả khôi phục kinh tế + Về nông nghiệp

Nơng nghiệp có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; nó cung cấp lương thực, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao và ổn định đời sống nhân dân, củng cố khối liên minh công nông. Do vậy, Đảng và Nhà nước chủ trương lấy khôi phục nông nghiệp làm chủ yếu, trên cơ sở đó khơi phục tồn bộ nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 47 - 50)