Trong lĩnh vực thương nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 125 - 127)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp, Báo Nhân dân ngày 2/4/988.

6.2.1.3. Trong lĩnh vực thương nghiệp

Ở miền Nam, trước giải phóng nhìn chung thị trường mang tính chất tư bản chủ nghĩa và tương đối phát triển, có quan hệ bn bán với nhiều nước trên thế giới. Tư sản mại bản nắm lượng tài sản và hàng hóa lớn, có mạng lưới phân phối rộng khắp các địa phương và có khả năng thao túng thị trường gây ra những vụ đầu cơ lớn, những cơn sốt giá cả. Vì thế, chiến dịch cải tạo thương nghiệp ở miền Nam được tiến hành ngay sau ngày giải phóng. Đến cuối năm 1975, đợt 1 của chiến dịch cải tạo tư sản mại bản được tiến hành tại các thành phố lớn ở miền Nam bằng nhiều biện pháp: kiểm kê, tịch thu hàng hóa, đánh thuế siêu ngạch tồn kho... Một năm sau, đợt 2 của chiến dịch tiếp tục được thực hiện với số tư sản mại bản còn lại. Đến đầu năm 1978, chiến dịch cải tạo tư sản thương nghiệp lại được đẩy mạnh và được tuyên bố hoàn thành trong năm này. Đối với tiểu thương, Nhà nước tiến hành kiểm kê hàng hóa, trưng thu hàng tồn kho giao cho thương nghiệp quốc doanh quản lý, tổ chức lại kinh doanh theo ngành hàng tại các chợ trọng điểm, các hộ tiểu thương được chuyển về nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp hoặc đi vùng kinh tế mới. Kết quả là giai cấp tư sản thương nghiệp, các nhà buôn lớn đã mất đi một khối lượng đáng kể hàng hóa và phương tiện kinh doanh, đã giảm bớt được hàng vạn tiểu thương, tình hình thị trường đã chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi.

Cùng với công cuộc cải tạo thương nghiệp ở miền Nam là chủ trương phát triển thương nghiệp trên phạm vi cả nước. Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã mua bán đã từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế được ở mức độ nhất định nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn giá cả thị trường. Chính sách

mua bán thời kỳ này được thực hiện theo phương thức: tập trung đại bộ phận nguồn hàng vào tay thương nghiệp quốc doanh sau đó bán ra theo hướng "phân phối có kế hoạch" cho các đối tượng theo những cách thức khác nhau. Năm 1975 số điểm bán hàng của thương nghiệp quốc doanh là 7.824 điểm, trong đó thương nghiệp bán lẻ là 6.620 và ăn uống công cộng là 1.204 điểm. Con số tương tự của năm 1980 là 11.945, 10.061 và 1.884. Các hợp tác xã mua bán đến năm 1980 đã xây dựng được 10.918 điểm bán hàng. Mặc dù phát triển nhanh, nhưng thương nghiệp quốc doanh vẫn còn non yếu; các hợp tác xã cũng chưa đủ sức hỗ trợ cho thương nghiệp quốc doanh thu mua, nắm nguồn hàng, phân phối bán lẻ và chi phối thị trường. Việc tổ chức quản lý thương nghiệp tư nhân cịn bị bng lỏng. Việc theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường chưa cụ thể và sát sao, do đó chưa kịp thời đối phó và ngăn chặn được các thủ đoạn phi pháp của gian thương.

Ở miền Nam, sau thời gian đầu cải tạo có sự bng lỏng quản lý nên số người làm nghề buôn bán và dịch vụ tăng nhanh. Tư thương nắm quyền chi phối nhiều loại hàng hóa tiêu dùng. Nhìn chung, những năm cuối thập niên 1970, thương nghiệp quốc doanh đã không làm chủ được thị trường hàng nông sản - thực phẩm. Đối với hàng tiêu dùng bán lẻ cung cấp, thương nghiệp quốc doanh đã trở thành kho hàng phân phối theo định lượng, ngân sách phải bù lỗ nặng nề.

Hoạt động buôn bán đối ngoại trong bối cảnh đất nước thống nhất cũng có những thuận lợi mới. Chúng ta có điều kiện và khả năng khai thác tiềm năng của cả nước về thiên nhiên cũng như lao động để đẩy mạnh xuất - nhập khẩu. Hoạt động ngoại thương giai đoạn này được vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, có nghĩa là mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều được thực hiện theo kế hoạch và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Ngoại thương do các tổng công ty xuất - nhập khẩu của nhà nước đảm nhiệm. Bộ Thương mại là cơ quan chịu trách nhiệm đề xuất, lên kế hoạch và kiểm sốt việc thực hiện chính sách ngoại thương. Lãi được nộp vào ngân sách nhà nước, lỗ nhà nước bù. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không được quyền chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình.

Trong những năm 1976-1978, tình hình kinh tế đối ngoại của nước ta diễn ra tương đối thuận lợi. Năm 1977, Việt Nam tham gia ngân hàng đầu tư quốc tế và ngân hàng hợp tác quốc tế thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế. Tháng 7-1978 trong khóa họp lần thứ 32 của Hội đồng tương trợ kinh tế, chính phủ quyết định đưa Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên chính thức của Hội đồng tương trợ kinh tế. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng mở đầu một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc ký những Hiệp ước hợp tác và hữu nghị với nhiều nước xã hội chủ nghĩa, ngày 18/4/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ về đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội trên nguyên tắc bảo đảm độc lập, chủ quyền của Việt Nam và các bên cùng có lợi.

Tuy nhiên sau năm 1978, tình hình kinh tế đối ngoại diễn biến với nhiều khó khăn, phức tạp. Chính sách cấm vận, phân biệt đối xử của Mỹ và một số nước đồng minh, cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc gây cho chúng ta khơng ít những khó khăn và mất cân đối nhiều mặt trong nền kinh tế. Thị trường biến động, giá cả hàng hóa tăng nhanh. Mức giá trong nước đối với hàng nhập khẩu không bù được giá vốn. Cơ chế lấy thu bù chi trong ngoại thương đã làm cho ngân sách Nhà nước phải bù lỗ xuất khẩu ngày một tăng lên. Hoạt động xuất nhập khẩu trì trệ, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng nề.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)