Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử chính phủ Việt Nam (2004), Lịch sử chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 50 - 54)

Để phục hồi và phát triển nông nghiệp, công tác thủy lợi được chú trọng. Nhà nước đã đầu tư trên 37 tỷ đồng, chiếm 81,3% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho nơng nghiệp; trong đó, dành hơn 25 tỷ đồng cho việc khơi phục và xây dựng các cơng trình thủy lợi lớn và vừa. Nơng dân đã góp hàng chục triệu ngày cơng để đào đắp các cơng trình thủy lợi, diện tích đất được chủ động tưới tiêu đã tăng thêm hàng trăm nghìn ha, diện tích canh tác bị bỏ hoang trong chiến tranh phần lớn được đưa vào sản xuất. Đảng và Nhà nước cịn chú trọng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ phục vụ nơng nghiệp. Năm 1956, trường Đại học Nông Lâm nghiệp được thành lập với 4 ngành đào tạo là trồng trọt, chăn ni, lâm nghiệp và cơ khí nơng nghiệp. Các trường trung cấp nông nghiệp cũng được xây dựng. Nhà nước còn gửi một số học sinh và cán bộ đi đào tạo những ngành nghề liên quan đến nơng nghiệp ở nước ngồi.

Sau 3 năm khơi phục, nơng nghiệp có tiến bộ rõ rệt: Sản lượng lương thực tăng 57%, bình quân đầu người đạt 303 kg/năm. Đặc biệt năm 1956, sản lượng đạt tới hơn 4,7 triệu tấn, bình quân đạt 337,5 kg/người. Trong 2 năm 1956-1957, nước ta cịn có lương thực để xuất khẩu (năm 1957, xuất 18 vạn tấn gạo, 4 vạn tấn ngơ), đổi lấy máy móc, ngun vật liệu cho sản xuất công nghiệp và hàng tiêu dùng. Chăn ni gia đình cũng phát triển, thực phẩm dồi dào, đời sống nông dân được cải thiện [Đặng Phong & cộng sự, 2005, tập 2, 271].

Bảng 5.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1955-1957

Đơn vị 1955 1956 1957 1955-1957 Bình qn Diện tích trồng 100 ha 2515,0 2761,0 2597,0 2624,0 Sản lượng lương thực quy thóc 1000 tấn 3708,0 4937,0 4292,0 4263,0 Năng suất bình quân 1 vụ Tạ/ha 15,9 18,6 18,1 17,7 Lương thực bình quân Kg/người 277,9 337,5 295,5 303,0 Đàn trâu 1000 con 1051,0 1118,7 1237,0 1135,0 Đàn bò " 689,0 777,0 884,0 782,0 Đàn lợn " 2445,0 2729,0 2945,0 2706,0

+ Công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp

Cuối năm 1954, cơng nghiệp miền Bắc cịn nhỏ bé, giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 1,5% tổng sản lượng công nông nghiệp. Trong vùng tự do cũ, hầu hết các nhà máy lớn và quan trọng đều bị phá hủy hoặc tê liệt hoạt động. Trong vùng mới tiếp quản, nhiều nhà máy, hầm mỏ bị đình đốn hoặc sản xuất cầm chừng do khơng có phụ tùng thay thế hoặc thiếu nguyên liệu. Trong khi đó tư bản ngoại kiều và đa số tư sản dân tộc đều di cư vào miền Nam. Cơ sở công nghiệp Pháp để lại ở miền Bắc hầu như khơng có gì. Từ thực tế này, Đảng và Nhà nước đã chủ trương khôi phục và phát triển công nghiệp nhẹ trước, công nghiệp nặng sau; cơng nghiệp nhẹ là chính đồng thời củng cố và phát triển công nghiệp nặng trong phạm vi cần thiết và trong khả năng có thể.

Trong khu vực quốc doanh, Nhà nước tăng cường đầu tư vốn khôi phục, mở rộng các xí nghiệp quốc doanh hiện có đồng thời xây dựng thêm các xí nghiệp mới. Năm 1955 vốn đầu tư cho công nghiệp bằng 40% vốn đầu tư cho nông nghiệp và chỉ bằng 1/10 vốn đầu tư cho vận tải, bưu điện. Những năm sau đó, vốn đầu tư của Nhà nước đã tăng từ 7,4% (1955) lên 36% (1956) và 50,7% (1957). Bình quân cả thời kì, vốn đầu tư Nhà nước cho cơng nghiệp là 194,3 triệu đồng, chiếm 34,7% tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất; trong đó nhóm A - 68,7% và nhóm B - 31,3% [Đặng Phong & cộng sự, tập 2, 271].

Nhờ tăng vốn đầu tư, chỉ trong một thời gian ngắn miền Bắc đã khơi phục về căn bản các nhà máy, xí nghiệp quan trọng. Về xây dựng mới, tính tới đầu năm 1957 đã có 7 xí nghiệp xây dựng hồn thành. Đặc biệt, Nhà máy cơ khí Hà Nội (vào loại hiện đại) do Liên Xô giúp xây dựng xong cuối năm 1957. Cơ sở này có thể gia cơng chi tiết sản phẩm chính xác tới 1/1000 li cho các máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan. Tính chung, tổng giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 1957 bằng 269% so với năm 1955, trong đó cơng nghiệp bằng 397%, tiểu thủ công nghiệp bằng 221%. Đặc biệt một số ngành có sản lượng tăng rất nhanh: điện năm 1955 là 53 triệu kwh, 127 triệu kwh (1957). Xi măng tăng từ 8 nghìn tấn lên 165 nghìn tấn; vải 11 triệu mét

lên 60 triệu mét. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tư nhân, cá thể là lực lượng kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp miền Bắc vào năm 1955 (89%). Các cơ sở này chủ yếu hoạt động trong các ngành dệt, da, cao su, in ấn, đồ gia dụng, tạp phẩm, rèn đúc, cơ khí sửa chữa và đột dập, gò hàn, bánh mứt kẹo, đơng dược. Có thể nói, việc khơi phục và sử dụng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tư nhân, cá thể theo tinh thần Hội nghị Trung ương 11 (tháng 12 năm 1956) là một định hướng đúng.

+ Về thương nghiệp, tài chính, tiền tệ

Thời kỳ này, thương nghiệp quốc doanh có nhiều nhiệm vụ quan

trọng: thống nhất thị trường, bình ổn vật giá, phát triển hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán, nắm độc quyền ngoại thương.

Sau hồ bình lập lại, ở miền Bắc tồn tại hai loại giá hàng hố, dịch vụ. Để bình ổn về giá, Chính phủ quyết định lấy giá hàng hoá ở vùng tự do cũ làm cơ sở, sau đó nâng dần giá ở vùng mới giải phóng lên; đồng thời công bố giá bán lẻ 6 mặt hàng thiết yếu đối với đời sống là: gạo, muối, vải, đường, dầu hoả và giấy. Nhờ chuẩn bị tốt nên thương nghiệp quốc doanh cơ bản đáp ứng được nhu cầu hàng hóa cho vùng mới giải phóng. Chính phủ cịn sử dụng nhiều biện pháp để nắm hàng tồn kho của tư thương, buộc họ phải đưa hàng hóa ra bán ở thị trường, kiên quyết đấu tranh chống bọn gian thương đầu cơ, tích trữ, phá rối thị trường [Đào Văn Tập, 1980, 163].

Mặc dù đã có những biện pháp ngăn chặn; nhưng trên thị trường vẫn xuất hiện nạn đầu cơ lương thực. Cụ thể là tư thương mua gạo và vận chuyển về những vùng thiếu đói, bán với giá cao. Trước tình hình đó, từ ngày 17 tháng 1 năm 1955, các cửa hàng mậu dịch quyết định bán gạo theo phiếu gia đình. Biện pháp này đã phát huy tác dụng tích cực, thị trường gạo ở Hà Nội và các tỉnh giá có xu hướng giảm dần. Thương nghiệp quốc doanh còn hỗ trợ cho bộ phận thương nghiệp vùng tạm chiếm chuyển sang phục vụ dân sinh và sản xuất theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Để phát triển mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán, Chính phủ đã ban hành một số văn bản. Ngày 14 tháng 12 năm 1954, Phủ Thủ tướng ra Nghị định số 419-TTg quy định việc thành lập các Tổng công ty chuyên nghiệp mậu dịch quốc doanh. Ngày 15 tháng 3 năm 1955, Bộ Công thương ra Chỉ thị số 454-BCT/KB tổ chức lại ngành mậu dịch quốc doanh, thành lập và sắp xếp lại hệ thống công ty chuyên nghiệp mậu dịch quốc doanh. Tháng 11 năm 1955, Đảng có Chỉ thị tổ chức hợp tác xã mua bán. Ngày 26 tháng 12 năm 1955, Phủ Thủ tướng ra Nghị định số 641-TTg thành lập các cơ quan quản lý hợp tác xã ở cấp trung ương, khu, tỉnh, thành phố. Tháng 12 năm 1955, Nhà nước ban hành Quy tắc tổ chức hợp tác xã mua bán ở nông thôn và hợp tác xã tiêu thụ ở thành thị.

Thực hiện theo các văn bản trên, năm 1956, số tổng công ty đã tăng lên 6, đến năm 1957 tăng lên 10 tổng công ty. Để phục vụ tốt cho người tiêu dùng, mậu dịch quốc doanh đã mở hàng loạt các cửa hàng bán lẻ tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh và các cửa hàng phục vụ như cửa hàng ăn, giải khát, cửa hàng may mặc ở các thành phố và các nơi tập trung nhân dân lao động. Số cửa hàng thu mua và cung cấp của mậu dịch quốc doanh tăng nhanh: 1955 có 474 cửa hàng, năm 1956 có 624 cửa hàng, năm 1957 có 906 cửa hàng [Đặng Phong & cộng sự, tập 2, 381]. Năm 1955, ở miền Bắc có 36 cơ sở ở 7 tỉnh với 258.062 xã viên hợp tác xã mua bán. Hợp tác xã mua bán đầu tiên được lập ngày 15 tháng 3 năm 1955 là Hợp tác xã mua bán Thanh Ba (Phú Thọ). Về sau ngày 15 tháng 3 trở thành ngày truyền thống của Hợp tác xã mua bán1 nước ta.

Ngoại thương: ngay sau khi miền Bắc giải phóng, hoạt động ngoại

thương được tập trung vào Nhà nước nắm, hoạt động của tư nhân bị thu hẹp dần về quy mô, mặt hàng và thị trường. Thời kỳ này, ngoại thương thực hiện theo phương châm không ngừng củng cố và phát triển quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ thương mại với các nước khác trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Nước ta đã nhanh chóng tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 50 - 54)