Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyệnĐông Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 50 - 54)

STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 19604.92 100 1 Đất nông nghiệp NNP 14312,72 73

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13417,70 68,44

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 12793,74 65,25

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 12517,50 63,84

1.1.1.2 Đất trồng cây hằng năm HNK 276,24 1,41

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 623,96 3,18

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 877,81 4,48

1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 17,21 0,08

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5237,46 226,72

2.1 Đất ở OTC 1709,25 8,72

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1693,77 8,64

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15,48 0,08

2.2 Đất chuyên dùng CDG 3065,42 15,64

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình, sự nghiệp CTS 34,96 0,18

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 6,01 0,03

2.2.3 Đất an ninh CAN 2,23 0,01

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp CSK 145,02 0,74 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2877,19 14,68

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 55,89 0,29

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 175,24 0,89

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 230,5 1,18

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,17 0,006

3 Đất chưa sử dụng CSD 54,74 0,28

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 54,74 0,28

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những đơn vị có diện tích đất trồng lúa cao trong tỉnh, là một trong những xã có các cây trồng vụ đông đa dạng và phong phú, đem lại nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình tại nơi đây, từ một huyện có thu nhập trung bình nhưng trong vòng 3 năm trở lại đây, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và biết áp dụng các kĩ thuật mới xã đã trở thành trọng điểm để cấp trên áp dụng các giống mới, đem lại năng suất cao và được ưa chuộng nhiều trên thị trường, trong đó có các giống cây khoai tây. Chính điều này đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức thu nhập và đời sống cho nông dân trên địa bàn huyện.Tuy nhiên, bên cạnh đó huyện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết triệt để: không có cơ quan chịu trách nhiệm thu mua sản phẩm, vấn đề bảo quản giống cũng như sản phẩm sau thu hoạch chưa tốt; vấn đề chi phí đầu vào, đầu ra và khâu bảo quản ở huyện vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại huyện vẫn đang tiếp tục thực hiện để hoàn thiện hơn các mục tiêu mà chính quyền nơi đây đề ra. Được sự chỉ đạo của UBND huyện, nhằm phát triển cây vụ Đông trên địa bàn, hướng tới vụ Đông là vụ thứ 3 trong năm; phát triển thế mạng của từng vùng, trong đó có phát triển sản xuất khoai tây.

Với lợi thế đất thịt, phù hợp với sinh trưởng và phát triển khoai tây và cũng là các xã thí điểm của tỉnh, tôi đã quyết định lựa chọn 3 xã trong huyện: xã Trọng Quan, xã Hồng Giang, xã Phú Châu.Sở dĩ lựa chọn các thôn đại diện này là do các xã này là các xã trọng điểm của huyện trong sản xuất khoai tây, là một trong những xã được coi là “vùng sản xuất khoai tây cho cả huyện”, bên cạnh đó các xã luôn áp dụng các công nghệ và các giống mới, thiết nghĩ các xã này có thể mang tính đại diện cao

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc và là nguồn lực tác động mạnh đến quá trình sản xuất của xã hội. Dân số và lao động là nguồn lực tạo ra của cải vật chất cho xã hội và đồng thời cũng là nguồn tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Việt Nam là nước đông dân và có tỷ lệ tăng dân số cao, chịu sự ảnh hưởng chung với sự phát triển dân số của đất nước huyện Ứng Hòa cũng là huyện có tỷ lệ dân số cao. Điều này cũng gây ra

một số khó khăn như dân số tăng dẫn đến diện tích đất ở tăng, diện tích đất canh tác giảm, nhu cầu việc làm, nhu cầu cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội tăng cao nên việc giải quyết các vấn đề xã hội càng cấp thiết hơn.

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.2 ta thấy tổng số hộ của huyện có biến động không đều, có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2013 có 105.763 hộ, năm 2014 có 109.401, năm 2015 có 102.272 hộ. Số hộ tăng, giảm chủ yếu là do tách hộ, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 98,45%.

Đi đôi với sự tăng lên của số hộ thì số nhân khẩu của huyện cũng tăng dần qua 3 năm, tốc độ tăng không đồng đều. Năm 2013 tổng dân số của huyện là 382.865 người, năm 2014 là 385.094 người tăng 6,78% so với năm 2013. Năm 2015 tổng dân số huyện là 358.974 người giảm 26.120 người so với năm 2014. Tốc độ phát triển dân số bình quân qua 3 năm là 96,86%. Đây là tốc độ tăng tương đối ổn định điều này cho thấy công tác giáo dục dân số của huyện rất được quan tâm.

Về lao động: Lao động của huyện trong 3 năm qua đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Năm 2013 số lao động nông nghiệp là 122.052 lao động, chiếm 57.,18% trong tổng số lao động. Năm 2014 số lao động nông nghiệp là 111.954 lao động chiếm 52,18% trong tổng số lao động. Năm 2015 là 121.776 lao động, chiếm 56,54% tổng số lao động, Bình quân qua 3 năm giảm 3,05%. Bên cạnh đó thì số lao động sản xuất phi nông nghiệp cũng tăng lên mỗi năm. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 1.64%.

Chỉ tiêu bình quân khẩu/hộ giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 3,62 khẩu/hộ, năm 2011 chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/hộ là 3,52 khẩu/hộ bằng 97,24% so với năm 2010, năm 2012 là số nhân khẩu bình quân trên hộ là 3,51 khẩu/hộ bằng 99,72% so với năm 2011. Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 98,47%.

Chỉ tiêu lao động bình quân/hộ cũng có xu hướng giảm dần. Năm 2010 là 2,25 lao động/hộ, năm 2011 là 2,18 lao động/hộ bằng 96,89% so với năm 2010, năm 2012 là 2,17 lao động/hộ bằng 99,54% so với năm 2011. Tốc độ phát triển bình quân lao động/hộ giảm 1,79%.

Theo số liệu thống kê của huyện đến nay thì số người thiếu việc làm còn khá lớn, vì vậy yêu cầu đặt ra là cấp huyện phải giải quyết vấn đề việc làm và

đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích tạo điều kiện để các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trường.

Riêng ngành nông nghiệp việc bố trí cây trồng hợp lý, khai thác đúng khả năng lao động, khắc phục thời gian nhàn rỗi, giảm tính thời vụ trong nông nghiệp mở rộng các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động giúp họ có tư duy sáng tạo để tạo việc làm ổn định có thu nhập thường xuyên, góp phần vào công cuộc xóa đòi, giảm nghèo trong nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)