Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuấtkhoai tâycủa một số địa phương
2.3.5. Tổng hợp bài học kinh nghiệm
Có thể thấy rằng mỗi địa phương đều có những điều kiện riêng nên sự phát triển của mỗi địa phương là khác nhau, tuy nhiên qua kinh nghiệm phát triển sản xuất của địa phương đó chúng ta vẫn rút ra được bài học cho mình, cụ thể:
Thứ nhất, chính quyền địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất, bố trí cơ cấu giống lúa hợp lý để chủ động về thời vụ. Xã lập kế hoạch sản xuất ngay từ đầu vụ mùa để bố trí cơ cấu giống lúa phù hợp với những chân đất được quy hoạch làm vụ đông. Những diện tích gieo trồng cây đông, địa phương cần chỉ đạo bà con sử dụng các giống lúa ngắn ngày, đồng thời đẩy nhanh tiến độ làm đất, gieo cấy, tích cực chăm bón và thu hoạch. Xã cần chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai làm thủy lợi nội đồng, tôn cao bờ vùng, ngăn nước ngoại lai, xây dựng hệ thống kênh mương, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện chống úng đối phó khi có mưa lớn, gây ngập úng.
Thứ hai, địa phương cần có những chính sách hỗ trợ sản xuất cây vụ đông
cho hộ nông dân. Chính quyền cần làm tốt công tác phối hợp trong cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm để bà con nông dân chủ động hơn trong sản xuất, cần có chính sách hỗ trợ cụ thể về giống, vốn cho những hộ sản xuất khoai tây với quy mô lớn.
Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp của địa phương cần
được đầu tư phát triển. Địa phương đầu tư xây dựng kho lạnh đáp ứng nhu cầu bảo quản giống trên địa bàn huyện và nhận bảo quản giống của các địa phương và tỉnh khác gửi
Thứ tư, chính quyền thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao
KH-KT cho nông dân trước khi bước vào vụ sản xuất; phối hợp với một số công ty sản xuất phân bón tổ chức cung ứng phân ngay tại kho theo hình thức trả chậm; làm tốt khâu cung ứng giống đáp ứng yêu cầu mở rộng diện tích của từng giai đoạn…