Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuấtkhoai tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuấtkhoai tây

2.1.4.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên và đất đai

 Thời tiết

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất đa dạng các giống cây trồng. Cây khoai tây được sản xuất chủ yếu ở miền Bắc. Mùa đông thường kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau.Vào mùa đông thời tiết của khu vực này thường lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông có mưa phùn, nhiệt độ thấp, không khí khô, gió bắc nhiều nên thuận lợi cho các cây rau ưa nhiệt độ thấp phát triển (thường nhiệt độ thích hợp từ 15oC- 20oC). Nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng mười hai và tháng giêng. Thời gian này ở khu vực miền núi phía bắc (như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn) có lúc nhiệt độ còn xuống dưới 0oC, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi [18]. Trong vài năm gần đây diễn biến thời tiết có nhiều yếu tố bất thường, rét đến muộn hơn, có những năm hầu như không rét, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng nhưng cũng có năm khô hạn, rét đậm kéo dài, xuất hiện sương muối khiến cây trồng dễ chết, lá quăn, rụng hoa, thối quả làm ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng cây vụ đông. Theo các chuyên gia dự tính khí hậu tương lai cho Việt Nam nhận định: Nhiệt độ tại miền bắc Việt Nam sẽ tăng từ 0,8oC đến 3,4oC vào năm 2050 và tiếp tục tăng đến cuối thế kỷ này. Chính vì vậy yếu tố về thời tiết đã có tác động rất lớn đến năng suất và chất lượng cây vụ đông [17].

Đất đai

Đối với sản xuất cây vụ đông đất là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng cây khoai tây. Mỗi chủng loại cây thích hợp với thành phần cơ, lý, hóa học khác nhau. Nắm bắt được từng loại đất, hộ nông dân sẽ sử dụng đầy đủ và hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng của đất đai (Nguyễn Quang Chính, 2013).

2.1.4.2. Nhân tố kinh tế-xã hội

Sản xuất vụ đông cũng như các loại cây trồng khác là phải chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, các chính

sách của Nhà nước…và chịu tác động của rất nhiều các yếu tố đầu vào, quy mô sản xuất, các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất (Nguyễn Quang Chính, 2013).

Nguồn lực: Nguồn lực hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho sản xuất như: vốn, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên. Trong sản xuất kinh doanh các nguồn lực được hiểu đó là giá trị đầu vào, là điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Người sản xuất chủ động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất (Nguyễn Quang Chính, 2013).

+ Lao động: “ Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và giới tự nhiên, là quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm trung gian và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”(Đinh Văn Đãn, 2002). Các hộ nông dân cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động chưa cao, trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Vì vậy để phát triển cây vụ đông thì yêu cầu trước mắt và lâu dài là phải bồi dưỡng cho đội ngũ lao động có chất lượng cao phù hợp với tình hình mới (Nguyễn Quang Chính, 2013).

+ Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc phát triển cây vụ đông: Cây vụ đông đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới cho năng suất, chất lượng tốt. Nếu chủ hộ có trình độ văn hóa cao, có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây vụ đông thì sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý. Đó là tiền đề để cây sinh trưởng và phát triển tốt (Nguyễn Quang Chính, 2013).

+ Chính sách của Nhà nước: Nhà nước ban hành các chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể cho mỗi đối tượng trong mọi lĩnh vực và nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường. (Nguyễn Quang Chính, 2013).

2.1.4.3. Nhân tố kỹ thuật

- Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Những giống cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật thâm canh và có khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Ngày nay với trình độ khoa học phát triển, xuất hiện kỹ thuật chọn tạo giống mới, đưa các nguồn gen quý, chất lượng tốt vào sản xuất nên đã tạo ra các sản phẩm nông nghiệp cho năng suất cao, chất lượng tốt và

phong phú, đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước cũng như nhu cầu xuất khẩu sang một số nước (Nguyễn Quang Chính, 2013).

- Thời vụ gieo trồng: Các loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng và quy luật phát triển riêng. Đối với cây vụ đông, thời vụ gieo trồng được tính từ khi đặt giống, gieo hạt, qua quá trình sinh trưởng, phát triển và đến thời kỳ thu hoạch. Do vậy cũng giống như các loại cây trồng khác, nếu cây vụ đông gieo trồng không đúng thời vụ thì sẽ gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh…làm cây sinh trưởng chậm, phát triển kém, năng suất thấp. Lịch gieo trồng được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp giữa quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất cây vụ đông người nông dân không chỉ biết có chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà còn phải biết bố trí cơ cấu giống cây trồng mùa vụ thích hợp (Nguyễn Quang Chính, 2013).

- Kỹ thuật chăm sóc: Kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật từ làm đất, xử lý giống, trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh mới đảm bảo sự phát triển của cây trồng. So với các cây trồng khác, cây vụ đông thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Để bảo vệ cây vụ đông chống các loại sâu bệnh hại một cách có hiệu quả cần áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp gồm các yếu tố cơ bản sau (Nguyễn Quang Chính, 2013):

+ Tìm kiếm và sử dụng các giống cây vụ đông chống chịu sâu bệnh. Cần nắm được những thông tin cần thiết và kịp thời về các giống cây vụ đông có khả năng chống chịu ở từng vùng sản xuất.

+ Áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rau.

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả trong vườn ươm cũng như ở ruộng sản xuất.

+ Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng và hợp lý.

2.1.4.4. Các yếu tố về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong điều kiện sản xuất hàng hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra là đặc biệt quan trọng, việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông cho các hộ sản xuất phải đặc biệt được quan tâm.

Trước tiên là phải cung cấp thông tin về nhu cầu tiêu dùng, giá thành của các loại sản phẩm để giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia thị trường. Qua đó hình thành các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm hợp lý, hiệu quả nhất cho nông dân, các thương lái, các công ty thu mua tránh sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đồng thời có kế hoạch bảo quản, dự trữ sản phẩm chờ cơ hội được giá thì bán (Nguyễn Quang Chính, 2013).

2.1.4.5. Nhóm yếu tố về quy hoạch vùng sản xuất cây vụ đông

Dựa vào các tính chất đất đai, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và lợi thế của huyện để sử dụng đất đai có hiệu quả, định hướng phát triển các cây trồng vụ đông có thế mạnh và hiệu quả kinh tế cao. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó có ý nghĩa thúc đẩy phát triển sản xuất cây vụ đông cả về quy mô và chất lượng (Nguyễn Quang Chính, 2013).

Hiện nay việc sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện chủ yếu theo tính chất tự phát, còn nhỏ lẻ và manh mún. Thường là chưa có định hướng, hướng dẫn đầy đủ của các cơ quan chuyên môn về giống, kỹ thuật, quy trình chăm sóc…Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện.(Nguyễn Quang Chính, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)