Thông tin chung về các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 76 - 79)

Phần 4 .Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá tình hình phát triển sản xuấtkhoai tâyvụ đông qua các hộ

4.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra

Thông tin, số liệu báo cáo của UBND huyện và các ngành của huyện như: Phòng NN&PTNT; Phòng Tài nguyên &Môi trường; Chi cục Thống kê.

Chọn 3 xã đại diện cho huyện Đông Hưng, bao gồm: Xã Trọng Quan, xã Phú Châu và xã Hồng Giang. Một số thông tin chung về các xã điều tra được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Một số thông tin chung các xã điều tra

TT Xã Diện tích tự nhiên(ha) Diện tích đất nông nghiệp (ha) Dân số (người) Lao động (lao động) 1 Trọng Quan 568 426,8 7.172 2.438 2 Phú Châu 343 257,3 5.971 2.030 3 Hồng Giang 461 344,7 5.011 1.703

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Hưng (2015)

Mỗi xã điều tra, phỏng vấn 30 hộ gia đình theo phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Qua kết quả điều tra và xử lý số liệu, bình quân mỗi hộ có 3,56 người, tỷ lệ chủ hộ là nam giới chiếm 78,2%, tỷ lệ chủ hộ là nữ giới chiếm 21,8%. Lực lượng lao động có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất của hộ nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, điều này càng có nghĩa khi nông nghiệp nước ta chủ yếu là sức người khi cơ giới hóa chưa phát triển. Bình quân mỗi hộ điều tra có 2,49 lao động và tỷ lệ nhân khẩu/ lao động là 1,89 lần. Nếu xét đến ngành nghề thì lao động nông nghiệp chiếm đến 75,8%; còn lao động phi nông nghiệp chiếm 24,2%.

Bảng 4.7. Thông tin chung về các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT SL Cơ cấu (%)

1. Chủ hộ

- Giới tính Người 90 100,0

+ Nam Người 71 78,2

+ Nữ Người 19 21,8

- Tuổi bình quân Tuổi 43,3

- Trình độ văn hoá %

+ Tiểu học Người 18 20,0

+ THCS Người 35 38,9

+ PTTH Người 37 41,1

- Trình độ chuyên môn Người 8 8,9

2. Bình quân nhân khẩu/ hộ Người/ hộ 3,7

3. Lao động/ hộ Lao động 2,5 100

+ Nông nghiệp Lao động 2,1 83.9

+ Phi nông nghiệp Lao động 0,4 16.1

4. Nhân khẩu/ Lao động Lần 1,9

5. Thu nhập BQ/năm/hộ năm 2010 Triệu đồng 96,0 100

- Nông nghiệp Triệu đồng 39,5 41,1

- Làm thuê Triệu đồng 36,2 37,7

- Ngành nghề Triệu đồng 20,3 21,2

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra các hộ (2016)

Qua thông tin trên bảng 4.7 thông tin chung về các hộ điều tra thì tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số lao động trong cac hộ điều tra; lao động phi nông nghiệp chủ yếu là lực lượng lao động làm các nghề mang tính thủ công như thợ may, thợ mộc, buôn bán, kinh doanh,… tuy nhiên lực lượng này đem về cho các hộ một nguồn thu nhập đáng kể trong tổng thu nhập cho gia đình.

Trình độ văn hóa của các chủ hộ phần nào có tác động đáng kể đến nhận thức, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học- kĩ thuật vào sản xuất và kết quả sản xuất của các nông hộ. Do là huyện tiếp giáp với thành phố nên trình độ văn hóa của các hộ điều tra cao hơn so với mặt bằng chung. Trình độ văn hóa THCS và PTTH chiếm trên 50%. Đây cũng là điều kiện thuận lợi trong công tác tuyên

truyền, mở lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho các hộ trong việc chuyển đổi cây trồng, cơ giới hóa nông nghiệp trên cánh đồng mẫu lớn, nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.

Nếu so sánh giữa lực lượng lao động và nhân khẩu thì 1 lao động phải nuôi 1,9 nhân khẩu. Đây là mức thấp so với toàn huyện (2,13) vì các hộ điều tra có tỷ lệ sinh thấp. Độ tuổi lao động của các hộ trong độ tuổi từ 30-48 tuổi, đây là tuổi có sức khỏe, có kinh nghiệm, tư duy tốt trong sản xuất kinh doanh. Độ tuổi tập trung cao nhất từ 35 tuổi đến 42,5 tuổi là độ tuổi lao động tốt nhất hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)