Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 51)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những đơn vị có diện tích đất trồng lúa cao trong tỉnh, là một trong những xã có các cây trồng vụ đông đa dạng và phong phú, đem lại nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình tại nơi đây, từ một huyện có thu nhập trung bình nhưng trong vòng 3 năm trở lại đây, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và biết áp dụng các kĩ thuật mới xã đã trở thành trọng điểm để cấp trên áp dụng các giống mới, đem lại năng suất cao và được ưa chuộng nhiều trên thị trường, trong đó có các giống cây khoai tây. Chính điều này đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức thu nhập và đời sống cho nông dân trên địa bàn huyện.Tuy nhiên, bên cạnh đó huyện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết triệt để: không có cơ quan chịu trách nhiệm thu mua sản phẩm, vấn đề bảo quản giống cũng như sản phẩm sau thu hoạch chưa tốt; vấn đề chi phí đầu vào, đầu ra và khâu bảo quản ở huyện vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại huyện vẫn đang tiếp tục thực hiện để hoàn thiện hơn các mục tiêu mà chính quyền nơi đây đề ra. Được sự chỉ đạo của UBND huyện, nhằm phát triển cây vụ Đông trên địa bàn, hướng tới vụ Đông là vụ thứ 3 trong năm; phát triển thế mạng của từng vùng, trong đó có phát triển sản xuất khoai tây.

Với lợi thế đất thịt, phù hợp với sinh trưởng và phát triển khoai tây và cũng là các xã thí điểm của tỉnh, tôi đã quyết định lựa chọn 3 xã trong huyện: xã Trọng Quan, xã Hồng Giang, xã Phú Châu.Sở dĩ lựa chọn các thôn đại diện này là do các xã này là các xã trọng điểm của huyện trong sản xuất khoai tây, là một trong những xã được coi là “vùng sản xuất khoai tây cho cả huyện”, bên cạnh đó các xã luôn áp dụng các công nghệ và các giống mới, thiết nghĩ các xã này có thể mang tính đại diện cao

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc và là nguồn lực tác động mạnh đến quá trình sản xuất của xã hội. Dân số và lao động là nguồn lực tạo ra của cải vật chất cho xã hội và đồng thời cũng là nguồn tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Việt Nam là nước đông dân và có tỷ lệ tăng dân số cao, chịu sự ảnh hưởng chung với sự phát triển dân số của đất nước huyện Ứng Hòa cũng là huyện có tỷ lệ dân số cao. Điều này cũng gây ra

một số khó khăn như dân số tăng dẫn đến diện tích đất ở tăng, diện tích đất canh tác giảm, nhu cầu việc làm, nhu cầu cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội tăng cao nên việc giải quyết các vấn đề xã hội càng cấp thiết hơn.

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.2 ta thấy tổng số hộ của huyện có biến động không đều, có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2013 có 105.763 hộ, năm 2014 có 109.401, năm 2015 có 102.272 hộ. Số hộ tăng, giảm chủ yếu là do tách hộ, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 98,45%.

Đi đôi với sự tăng lên của số hộ thì số nhân khẩu của huyện cũng tăng dần qua 3 năm, tốc độ tăng không đồng đều. Năm 2013 tổng dân số của huyện là 382.865 người, năm 2014 là 385.094 người tăng 6,78% so với năm 2013. Năm 2015 tổng dân số huyện là 358.974 người giảm 26.120 người so với năm 2014. Tốc độ phát triển dân số bình quân qua 3 năm là 96,86%. Đây là tốc độ tăng tương đối ổn định điều này cho thấy công tác giáo dục dân số của huyện rất được quan tâm.

Về lao động: Lao động của huyện trong 3 năm qua đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Năm 2013 số lao động nông nghiệp là 122.052 lao động, chiếm 57.,18% trong tổng số lao động. Năm 2014 số lao động nông nghiệp là 111.954 lao động chiếm 52,18% trong tổng số lao động. Năm 2015 là 121.776 lao động, chiếm 56,54% tổng số lao động, Bình quân qua 3 năm giảm 3,05%. Bên cạnh đó thì số lao động sản xuất phi nông nghiệp cũng tăng lên mỗi năm. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 1.64%.

Chỉ tiêu bình quân khẩu/hộ giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 3,62 khẩu/hộ, năm 2011 chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/hộ là 3,52 khẩu/hộ bằng 97,24% so với năm 2010, năm 2012 là số nhân khẩu bình quân trên hộ là 3,51 khẩu/hộ bằng 99,72% so với năm 2011. Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 98,47%.

Chỉ tiêu lao động bình quân/hộ cũng có xu hướng giảm dần. Năm 2010 là 2,25 lao động/hộ, năm 2011 là 2,18 lao động/hộ bằng 96,89% so với năm 2010, năm 2012 là 2,17 lao động/hộ bằng 99,54% so với năm 2011. Tốc độ phát triển bình quân lao động/hộ giảm 1,79%.

Theo số liệu thống kê của huyện đến nay thì số người thiếu việc làm còn khá lớn, vì vậy yêu cầu đặt ra là cấp huyện phải giải quyết vấn đề việc làm và

đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích tạo điều kiện để các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trường.

Riêng ngành nông nghiệp việc bố trí cây trồng hợp lý, khai thác đúng khả năng lao động, khắc phục thời gian nhàn rỗi, giảm tính thời vụ trong nông nghiệp mở rộng các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động giúp họ có tư duy sáng tạo để tạo việc làm ổn định có thu nhập thường xuyên, góp phần vào công cuộc xóa đòi, giảm nghèo trong nông thôn.

Bảng 3.2. Bảng tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2013-2015

CHỈ TIÊU ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 14/13 15/14 TĐPTBQ I.Tổng số hộ Hộ 105.763 100 109.401 100 102.272 100 103,43 93,48 98,45 1-Hộ nông nghiệp Hộ 69.945 66,13 70.870 64,78 60.760 59,41 97,95 91.41 94,68 2-Hộ phi nông nghiệp Hộ 35.818 33,87 38.531 35,22 32.512 40,59 107,57 115,25 111,41 II.Tổng số nhân khẩu Người 382.865 100 385.094 100 358.974 100 100,55 93,22 96,86 1-Nam giới Người 187.917 48,08 189.130 48,15 190.587 48,19 100,14 100,08 100,11 2-Nữ giới Người 194.948 51,92 195.964 51,85 197.387 51,81 99,86 99,92 99,89 III.Tổng số lao động LĐ 213.437 100 214.583 100 215.346 100 100,54 100,35 100,44 1-Lao động nông nghiệp LĐ 122.052 57,18 111.954 52,18 121.776 56,54 91,25 102,65 96,95 2-Lao động phi nông nghiệp LĐ 91.385 42,82 102.629 47,82 94,000 43,46 111,67 91,60 101,64 IV.Một số chỉ tiêu

1-Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,62 3,52 3,51 97,24 99,72 98,47

2-Bình quân lao động/hộ LĐ/hộ 2,25 2,18 2,17 96,89 99,54 98,21

3.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Bảng 3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Đông Hưng năm 2015

CHỈ TIÊU ĐVT Số lượng

1.Giao thông

Đường nhựa Số xã có 43

2.Điện thoại đến UBND xã Số xã có 43

3.Điện tháp sang đến xã, thị trấn Số xã có 43

- Số xã, thị trấn có điện Số xã có 43

-Điện lưới Quốc gia Số xã có 43

4.Giáo dục

-Trường tiểu học Trường 44

Trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia Trường 44

-Trường THCS Trường 44

Trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia Trường 35

-Số phòng học Phòng 908 Trong đó + Phòng học tạm Phòng 70 + Phòng học bán kiên cố Phòng 88 + Phòng học kiên cố Phòng 750 5.Y tế

-Trung tâm y tế Bệnh viện 1

- Trạm y tế xã, thị trấn Trạm 43

6.Cơ sở sản xuất

-Trạm biến áp KVA 132

-Trạm bơm điện Trạm 35

-Thủy lợi

+ Kênh mương hóa Km 49,5

+Đường nội đồng Km 224,2

+ Bờ vùng được đào đắp M3 46.617

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Hưng (2015)

Cơ sở vật chất- kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội. Mức trang bị càng cao thì việc sản xuất càng

phát triển, năng suất lao động ngày càng tăng. Cơ sở vật chất kĩ thuật thể hiện trình độ năng lực sản xuất cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Vì vậy trong việc trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cần phải được hợp lý và đồng bộ phù hợp với trình độ quản lý, điều kiện của từng vùng, từng địa phương thì mới đem lại hiệu quả cao.

Từ bảng số liệu 3.3 ta thấy rằng trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước huyện Đông Hưng đã tập trung xây dựng và sửa chữa các công trình trọng điểm phục vụ cho sản xuất và phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các hệ thống giao thông, hệ thống điện, trường, trạm, bệnh viện cũng được đầu tư nâng cấp, cải tạo. Huyện có 43 xã và 1 thị trấn, có 1 chợ thị trấn và 58 chợ nằm ở các xã, cùng với hệ thống đường liên thôn, liên xã cũng đã được cải tạo ngày càng một hoàn thiện hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng cải tạo, xây mới hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng nhằm phục vụ cho việc tưới tiêu thuận lợi cho mùa khô, thoát nước cho mùa mưa. Bên cạnh đó hệ thống trường học cũng được cải tạo xây dựng kiên cố, hệ thống các trạm y tế, bệnh viện cũng được tập trung xây mới và nâng cấp. Vậy thông qua bảng số liệu 3.3 ta thấy cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện cũng đã đáp ứng tương đối nhu cầu của nhân dân, tuy nhiên vẫn còn một số cần nâng cấp, xây mới để phục vụ tốt hơn cho việc đi lại, sản xuất của nhân dân.

3.1.2.4. Kết quả phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2013-2015

Về nông-lâm nghiệp

Ngành nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, là ngành lao động chính của người nông dân. Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đặc biệt những ứng dụng của tiến bộ khoa học kĩ thuật luôn được đưa vào phục vụ sản xuất cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực nhằm đưa hiệu quả kinh tế tăng cao.

- Đối với trồng trọt: Hiện nay người dân đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và có tác dụng cải tạo đất, giảm dần cây lương thực kém hiệu quả, cũng như chuyển sang các loại cây ăn quả nhãn, bưởi, cam…Từ bảng 3.4 ta thấy rằng cơ cấu ngành trồng trọt trong nền nông nghiệp ngày một

giảm cụ thể năm 2013 chiếm 43,58%, năm 2014 chiếm 47,48%, năm 2015 chiếm 32,32% tổng giá trị sản xuất của nền nông nghiệp huyện. Nhìn chung qua 3 năm tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt có giảm, nhưng giảm rất ít là 0,53%.

- Đối với chăn nuôi huyện có xu hướng thay đổi căn bản, chú trọng đến chất lượng, số lượng cũng như đa dạng chủng loại. Đề án nạc hóa đàn lợn nuôi gà, vịt, ngan công nghiệp. Sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng tốt đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ KHKT được huyện hết sức quan tâm và chú ý nên cơ cấu của chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp cao, từ 40%- 50%; tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 5,1%.

- Đối với dịch vụ và các hoạt động khác của ngành nông nghiệp thì từ bảng số liệu thống kê được ta thấy ngành này đang có chuyển biến rõ rệt, mặc dù chỉ chiếm cơ cấu không lớn nhưng xu hướng tăng của ngành này ngày càng rõ ràng trong những năm gần đây. Năm 2013 đạt 326 tỷ đến năm 2015 là 350 tỷ. Đây là sự phát triển khá mạnh mẽ.

Ngành công nghiệp

Ngành may mặc, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống trong huyện đã thu hút nhiều lao động đồng thời cũng nâng giá trị sản xuất của ngành qua các năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của ngành qua 3 năm là 12,58%.

Ngành thương mại-dịch vụ

Trong những năm gần đây huyện đã có chuyển biến trong việc thay đổi hình thức sản xuất kinh doanh, mở thêm nhiều dịch vụ mới do đó đã đẩy giá trị sản xuất tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2013 GTSX của ngành là 1.868 tỷ, năm 2014 là 1.972 tỷ và đến năm 2015 là 2.057 tỷ. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 4,94%.

Từ một số chỉ tiêu bình quân ta thấy tổng GTSXBQ/ khẩu tăng qua các năm. Cụ thể năm 2013 là 21,23 triệu đồng, năm 2014 là 22,69 triệu đồng tăng 6,90 % so với năm 2013, năm 2015 là 23,65 triệu đồng, tăng 6,90% so với năm 2014. Bình quân qua 3 năm tăng 6,88%.

Với giá trị sản xuất/LĐ thì ta thấy giá trị này tăng dần qua các năm. Năm 2013 là 38,08 triệu đồng, năm 2011 là 40,71 triệu đồng, tăng 4,25% so với năm 2013, năm 2015 là 42,39 triệu đồng tăng 4,12% so với năm 2014. Bình quân qua 3 năm tăng 4,19%.

Qua đây ta thấy rằng Đông Hưng đã bước vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Mức thu nhập của người dân tăng qua các năm chứng tỏ mức sống của người dân trong huyện đã được cải thiện. Bên cạnh cũng thấy được sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong huyện có sự thay đổi về tư duy trong các chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế hộ gia đình.

Bảng 3.4. Kết quả phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2013-2015

CHỈ TIÊU

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Giá trị (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 TĐPTBQ I.Tổng giá trị sản xuất 8.128,60 100 8.736,13 100 9.128,60 100 107,47 104,49 105,98 1.Ngành nông nghiệp 2.987,67 43,58 2.825,07 47,48 2.950,02 32,32 94,56 104,42 99,49 Trồng trọt 1.401,42 55,41 1.107,63 2.7,99 1.121,98 38,03 79,54 101,30 90,42 Chăn nuôi 1.259,83 43,26 1.390,94 51,04 1.387,92 47,05 110,41 99,78 105,10 Dịch vụ 326,42 1,33 326,50 0,97 350,12 14,92 100,62 107,23 103,93 2.Ngành công nghiệp 3.272,08 19,84 3.976,06 22,34 4.121,07 45,15 121,51 103,65 112,58 3.Ngành TM-DV 1.868,85 36,58 1.932,00 30,18 2.057,51 22,53 103,38 106,50 104,94 II. Một số chỉ tiêu bình quân

1.Tổng GTSXBQ/khẩu (Tr.đ) 21,23 22,69 23,65 106,85 106,90 106,88

2.Giá trị sản xuất/LĐ (Tr.đ) 38,08 40,71 42,39 104,25 104,12 104,19

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu thứ cấp * Thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.6. Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập 1 Cơ sở lý luận, thực tiễn ở

Việt Nam và thế giới

Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan

Tra cứu và chọn lọc thông tin

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, về kinh phí cấp trên, sự đóng góp của người dân

Ban thống kê, ban địa chính của huyện

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm

3 Thông tin về các quyết định, thông tư liên quan đến các giống lúa giao trồng trên địa bàn huyện

Ban thống kê, ban địa chính của huyện

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm.

Nguồn: tổng hợp điều tra của tác giả (2016)

* Thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tôi chọn 3 xã đại diện cho huyện đó là xã Trọng Quan, xã Hồng Giang, xã Phú Châu. Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng chính là người dân trong từng xã, lãnh đạo địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội; ngoài ra còn phỏng vấn các tổ chức, cá nhân thu mua lúa của người dân thông qua các câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)