CHỈ TIÊU ĐVT Số lượng
1.Giao thông
Đường nhựa Số xã có 43
2.Điện thoại đến UBND xã Số xã có 43
3.Điện tháp sang đến xã, thị trấn Số xã có 43
- Số xã, thị trấn có điện Số xã có 43
-Điện lưới Quốc gia Số xã có 43
4.Giáo dục
-Trường tiểu học Trường 44
Trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia Trường 44
-Trường THCS Trường 44
Trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia Trường 35
-Số phòng học Phòng 908 Trong đó + Phòng học tạm Phòng 70 + Phòng học bán kiên cố Phòng 88 + Phòng học kiên cố Phòng 750 5.Y tế
-Trung tâm y tế Bệnh viện 1
- Trạm y tế xã, thị trấn Trạm 43
6.Cơ sở sản xuất
-Trạm biến áp KVA 132
-Trạm bơm điện Trạm 35
-Thủy lợi
+ Kênh mương hóa Km 49,5
+Đường nội đồng Km 224,2
+ Bờ vùng được đào đắp M3 46.617
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Hưng (2015)
Cơ sở vật chất- kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội. Mức trang bị càng cao thì việc sản xuất càng
phát triển, năng suất lao động ngày càng tăng. Cơ sở vật chất kĩ thuật thể hiện trình độ năng lực sản xuất cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Vì vậy trong việc trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cần phải được hợp lý và đồng bộ phù hợp với trình độ quản lý, điều kiện của từng vùng, từng địa phương thì mới đem lại hiệu quả cao.
Từ bảng số liệu 3.3 ta thấy rằng trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước huyện Đông Hưng đã tập trung xây dựng và sửa chữa các công trình trọng điểm phục vụ cho sản xuất và phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các hệ thống giao thông, hệ thống điện, trường, trạm, bệnh viện cũng được đầu tư nâng cấp, cải tạo. Huyện có 43 xã và 1 thị trấn, có 1 chợ thị trấn và 58 chợ nằm ở các xã, cùng với hệ thống đường liên thôn, liên xã cũng đã được cải tạo ngày càng một hoàn thiện hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng cải tạo, xây mới hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng nhằm phục vụ cho việc tưới tiêu thuận lợi cho mùa khô, thoát nước cho mùa mưa. Bên cạnh đó hệ thống trường học cũng được cải tạo xây dựng kiên cố, hệ thống các trạm y tế, bệnh viện cũng được tập trung xây mới và nâng cấp. Vậy thông qua bảng số liệu 3.3 ta thấy cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện cũng đã đáp ứng tương đối nhu cầu của nhân dân, tuy nhiên vẫn còn một số cần nâng cấp, xây mới để phục vụ tốt hơn cho việc đi lại, sản xuất của nhân dân.
3.1.2.4. Kết quả phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2013-2015
Về nông-lâm nghiệp
Ngành nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, là ngành lao động chính của người nông dân. Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đặc biệt những ứng dụng của tiến bộ khoa học kĩ thuật luôn được đưa vào phục vụ sản xuất cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực nhằm đưa hiệu quả kinh tế tăng cao.
- Đối với trồng trọt: Hiện nay người dân đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và có tác dụng cải tạo đất, giảm dần cây lương thực kém hiệu quả, cũng như chuyển sang các loại cây ăn quả nhãn, bưởi, cam…Từ bảng 3.4 ta thấy rằng cơ cấu ngành trồng trọt trong nền nông nghiệp ngày một
giảm cụ thể năm 2013 chiếm 43,58%, năm 2014 chiếm 47,48%, năm 2015 chiếm 32,32% tổng giá trị sản xuất của nền nông nghiệp huyện. Nhìn chung qua 3 năm tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt có giảm, nhưng giảm rất ít là 0,53%.
- Đối với chăn nuôi huyện có xu hướng thay đổi căn bản, chú trọng đến chất lượng, số lượng cũng như đa dạng chủng loại. Đề án nạc hóa đàn lợn nuôi gà, vịt, ngan công nghiệp. Sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng tốt đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ KHKT được huyện hết sức quan tâm và chú ý nên cơ cấu của chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp cao, từ 40%- 50%; tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 5,1%.
- Đối với dịch vụ và các hoạt động khác của ngành nông nghiệp thì từ bảng số liệu thống kê được ta thấy ngành này đang có chuyển biến rõ rệt, mặc dù chỉ chiếm cơ cấu không lớn nhưng xu hướng tăng của ngành này ngày càng rõ ràng trong những năm gần đây. Năm 2013 đạt 326 tỷ đến năm 2015 là 350 tỷ. Đây là sự phát triển khá mạnh mẽ.
Ngành công nghiệp
Ngành may mặc, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống trong huyện đã thu hút nhiều lao động đồng thời cũng nâng giá trị sản xuất của ngành qua các năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của ngành qua 3 năm là 12,58%.
Ngành thương mại-dịch vụ
Trong những năm gần đây huyện đã có chuyển biến trong việc thay đổi hình thức sản xuất kinh doanh, mở thêm nhiều dịch vụ mới do đó đã đẩy giá trị sản xuất tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2013 GTSX của ngành là 1.868 tỷ, năm 2014 là 1.972 tỷ và đến năm 2015 là 2.057 tỷ. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 4,94%.
Từ một số chỉ tiêu bình quân ta thấy tổng GTSXBQ/ khẩu tăng qua các năm. Cụ thể năm 2013 là 21,23 triệu đồng, năm 2014 là 22,69 triệu đồng tăng 6,90 % so với năm 2013, năm 2015 là 23,65 triệu đồng, tăng 6,90% so với năm 2014. Bình quân qua 3 năm tăng 6,88%.
Với giá trị sản xuất/LĐ thì ta thấy giá trị này tăng dần qua các năm. Năm 2013 là 38,08 triệu đồng, năm 2011 là 40,71 triệu đồng, tăng 4,25% so với năm 2013, năm 2015 là 42,39 triệu đồng tăng 4,12% so với năm 2014. Bình quân qua 3 năm tăng 4,19%.
Qua đây ta thấy rằng Đông Hưng đã bước vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Mức thu nhập của người dân tăng qua các năm chứng tỏ mức sống của người dân trong huyện đã được cải thiện. Bên cạnh cũng thấy được sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong huyện có sự thay đổi về tư duy trong các chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế hộ gia đình.