Tình hình sản xuấtvà tiêu thụ khoai tây trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 33 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình sản xuấtvà tiêu thụ khoai tây trên thế giới

Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 71° vĩ tuyến Bắc đến 40° vĩ tuyến Nam. Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn, từ 7 đến 65 tấn/ha.

Khoai tây là loại cây lương thực quan trọng đứng thứ 4 sau lúa mì, ngô,lúa nước. Chính vì vậy cây khoai tây hiện nay được trồng rất rộng rãi trên thế giới và phát triển mạnh ở Châu Âu, Châu Á.

Tính đến năm 2012 hàng năm trên thế giới sản xuất được khoai tây với diện tích 19,20 triệu ha, sản lượng đạt 364,81 triệu tấn.

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới Năm Diện tích Năm Diện tích (Triệu ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Triệu tấn) 2007 18,65 17,37 323,91 2008 18,17 18,16 329,92 2009 18,69 17,90 334,73 2010 18,70 17,84 333,47 2011 19,21 19,47 374,20 2012 19,20 18,99 364,81 Nguồn:FAO (2012)

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy diện tích khoai tây của thế giới trong những năm gần đây biến động tăng giảm liên tục, năm 2007 có 18,67 triệu ha, năm 2008 toàn thế giới trồng được 18,17 triệu ha, giảm 0,48 triệu ha. Từ năm 2008 diện tích trồng khoai tây của cả thế giới lại bắt đầu tăng. Năm 2008 toàn thế giới trồng được 18,17 triệu ha sang đến năm 2011 diện tích trồng khoai tây là 19,21 triệu ha tăng 1,04 triệu ha. Đến năm 2012 diện tích trồng khoai tây lại bắt đầu giảm 0,01 triệu ha so với năm 2011.Về năng suất, năm 2008 năng suất khoai tây trung bình của thế giới đạt được 18,16 tấn/ha, tăng 0,79 tấn/ha so với năm 2007, nhưng từ năm 2008 đến năm 2010 năng suất không ngừng giảm xuống, năm 2010 năng suất khoai tây chỉ còn 17,83 tấn/ha,giảm 0,93 tấn/ha. Năm 2011 năng suất khoai tây đạt 19,47 tấn/ha tăng 1,64 tấn/ha so với năm 2010, cho đến năm 2012 năng suất khoai tây trung bình của cả thế giới lại bắt đầu giảm 0,48 tấn /ha. Do sự tăng lên và giảm xuống về năng suất và diện tích trồng nên sản lượng khoai tây một vài năm trở lại đây dao động khá mạnh, năm 2011 sản lượng đạt cao nhất 374,20 triệu tấn tăng 50,29 triệu tấn so với năm 2007. Năm 2012 do diện tích và năng suất có sự giảm sút nên sản lượng chỉ đạt 364,81 triệu tấn, thấp hơn 9,36 triệu tấn so với năm 2011.

2.2.1.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Âu

Cây khoai tây là một loại cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn vàlà nguồn dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người dân Châu Âu. Vì vậy câykhoai tây là cây trồng chính và được trồng nhiều ở các nước như Hà Lan,Đức, Anh, Tây Ban Nha…

Châu Âu có nền sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, tuy nhiên trong những năm gần đây vị trí cây khoai tây có phần giảm về cả diện tích và sản lượng. Về diện tích năm 2007 cả châu lục đạt 7,16 triệu ha, đến năm 2012 chỉ còn 5,98 triệu ha, giảm 1,18 triệu ha.

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Âu

Năm Diện tích (Triệu ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Triệu tấn) 2007 7,16 18,32 131,13 2008 6,26 19,43 121,79 2009 6,27 19,76 123,94 2010 6,10 17,65 107,68 2011 6,13 21,05 129,15 2012 5,98 19,48 116,54 Nguồn: FAO (2012)

Để đáp ứng nhu cầu về khoai tây trong điều kiện diện tích giảm, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là về giống nên năng suất cây khoai tây không ngừng được nâng cao.. Mặc dù năng suất tăng nhưng do diện tích giảm nhiều nên sản lượng năm 2012 vẫn thấp, thấp hơn 14,59 triệu tấn so với năm 2007.

2.2.1.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Á

Cây khoai tây ở Châu Á trong mấy thập kỷ gần đây có xu hướng phát Triển mạnh, tập trung ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Dân chủ Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ…. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia có diện tích trồng khoai tây lớn nhất thế giới.

Là châu lục có nền sản xuất khoai tây lớn thứ 2 sau Châu Âu, diện tích trồng khoai tây ở Châu Á trong những năm gần đây có xu hướng tăng dần. Năm 2007 cả châu lục đạt 8,22 triệu ha, năm 2012 diện tích trồng khoai là 9,66 triệu ha, tăng 1,44 triệu ha.

Nhìn chung diện tích trồng khoai tây bình quân của Châu Á có xu hướng tăng nhanh vượt trội so với diện tích khoai tây bình quân của Châu Âu.

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Á Năm Diện tích Năm Diện tích (Triệu ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Triệu tấn) 2007 8,22 15,88 130,57 2008 8,65 16,70 144,45 2009 9,03 16,14 145,84 2010 9,18 17,31 158,97 2011 9,56 18,33 175,25 2012 9,66 18,28 176,65 Nguồn: FAO (2012)

Số liệu trên cho thấy người dân Châu Á đã và đang chú trọng đến việc trồng khoai tây. Điều này còn thể hiện ở năng suất khoai tây tăng lên không ngừng, năm 2007 đạt 15,88 tấn/ha, đến năm 2012 đạt 18,28 tấn/ha thấp hơn năng suất bình quân của Châu Âu không đáng kể. Vì cả diện tích và năng suất khoai tây đều có xu hướng tăng lên nên sản lượng cũng tăng khá nhanh từ năm 2007 là 130,57 triêu tấn, đến năm 2012 sản lượng đã đạt được 176,65 triệu tấn.

2.2.1.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở khu vực Đông Nam Á

Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây khu vực Đông Nam Á

Năm Diện tích (Triệu ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Triệu tấn) 2007 0,1516 14,28 2,16 2008 0,1547 14,59 2,26 2009 0,1644 14,67 2,41 2010 0,1623 14,34 2,33 2011 0,1506 15,15 2,28 2012 0,1646 14,66 2,41 Nguồn: FAO (2012)

Qua bảng số liệu cho thấy ở khu vực Đông Nam Á khoai tây đượctrồng rất ít và phát triển chậm hơn nhiều so với các khu vực khác. Năm 2007 toàn khu vực trồng được 151,6 nghìn ha, đến năm 2009 đã trồng thêm được 12,8 nghìn ha nhưng năm 2010 chỉ còn 162,3 nghìn ha, giảm 2,09 nghìn ha so với năm 2009.

Nhưng đến 2012 diện tích trồng khopai tây lại tăng 13,95 nghìn ha so với năm 2011.Năng suất khoai tây ở khu vực này nhìn chung còn thấp so với năng suất bình quân của thế giới cũng như châu Âu, châu Á. Chính vì thế, sản lượng khoai tây ở khu vực Đông Nam Á cũng khá thấp so với cả khu vực.Sản lượng khoai tây đạt cao nhất là 2,41 triệu tấn năm 2012 và năm 2009.

Như vậy, tổng mức tiêu thụ khoai tây trên thế giới năm 2005 là 218 triệu tấn tương đương 33,68kg/người. Người Châu Á tiêu dùng một lượng khoai tây bằng gần một nửa lượng khoai tây cung cấp của thế giới nhưng do dân số quá đông cũng có nghĩa mức khoai tiêu thụ bình quân đầu người không lớn, chỉ khoảng 25kg năm 2005. Người Châu Âu mức tiêu thụ cao gấp 4 lần khu vực Châu Á và Châu Mỹ La Tinh( 96,5kg), người dân Bắc Mỹ tiêu thụ khoảng 58kg/người/năm, Châu Phi tiêu thụ ít nhất 14,18kg/ người.

Theo trung tâm khoai quốc tế, người dân ở các khu vực khác nhau trên thế giới sẽ tiêu thụ khoai tây nhiều vào năm 2020. CIP dự báo rằng mức tăng trưởng hằng năm sẽ ít hơn 1,5% ở các nước phát triển và gần 3% ở các nước đang phát triển. Hai quốc gia tiêu thụ khoai tây nhiều trện thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc hy vọng tăng hằng năm là 2,8% ở Ấn Độ và 3,8 % ở Trung Quốc.

Ở Đông Nam Á, mức tiêu thụ tính theo đầu người vẫn còn rất nhỏ so với mức độ chung của Quốc tế. Khoai tây sạch và các sản phẩm khoai tây được chế biến (đặc biệt là khoai tây khô và khoai tây chiên kiểu Pháp) đang trở nên phổ biến ở khu vực này.

Xu hướng dài hạn ở mức tiêu thụ khoai tây trên đầu người ở Việt Nam, Malaysia, Singapore cũng rất tích cực, các nhà chính sách trong khu vực đã chú ý đến tiềm năng khoai tây để làm đa dạng hơn phục vụ những người ăn kiêng từ gạo, bất chấp một thực tế sự đóng góp của khoai tây hiện tại tới tổng lượng Calo ở Châu Á vẫn còn rất thấp, ít hơn 1% so với lượng calo trung bình của người dân. Trong khi nhu cầu về khoai tây qua chế biến đã có sự gặp gỡ lớn ở nội địa hoặc khu vực, nhu cầu về các sản phẩm khoai tây chế biến đang gia tăng rất nhanh nhờ nhập khẩu. Các cửa hàng ăn nhanh theo phong cách Mỹ ở các trung tâm đô thị ở cá nước Đông Nam Á là kết quả của sự gia tăng nhanh chóng nhập khẩu loại sản phẩm sấy khô kiểu Pháp, đặc biệt là từ Bắc Mỹ, Mỹ xuất khẩu các sản phẩm khoai tây sạch tới các nước ở khu vực Đông Nam Á tăng 12% từ năm 1990 đến 1998. Tiêu chí nghiêm ngặt bởi chuỗi các cửa hàng ăn nhanh đang giữ tăng trưởng khoai tây từ cung cấp tươi sang nhu cầu đối với khoai tây chế biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)