Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuấtkhoai tâycủa một số địa phương
2.3.2. Kinh nghiệm của dân xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Cây khoai tây đã được trồng tại xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình từ hơn 40 năm nay, lúc đầu chỉ có một số hộ trồng, sau thì lan dần ra hầu hết các thôn trong xã nhưng diện tích khoảng trên dưới chục héc-ta. Từ năm 2008 diện tích cây khoai tây phát triển mạnh do vụ đông ngày càng giữ vai trò quan trọng. Các hộ dân trong xã chọn cây khoai tây để mở rộng diện tích mà không phải cây trồng khác do chất đất của Quỳnh Nguyên phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của khoai tây. Để khuyến khích các hộ dân tiếp thu, mở rộng diện tích khoai tây, HTX Quỳnh Nguyên đã tham mưu cho chính quyền làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất, bố trí cơ cấu giống lúa hợp lý theo hướng loại bỏ nhóm giống dài ngày thay thế bằng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn để chủ động về thời vụ. Năm 2009, HTX Quỳnh Nguyên kết hợp với sự hỗ trợ của tỉnh và huyện đầu tư xây dựng kho lạnh với kinh phí hơn 300 triệu đồng giúp bảo quản 40 tấn khoai tây giống/vụ. Ngoài ra, HTX còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT cho nông dân trước khi bước vào vụ sản xuất; phối hợp với một số công ty sản xuất phân bón tổ chức cung ứng phân ngay tại kho của HTX theo h́nh thức trả chậm; làm tốt khâu cung ứng giống đáp ứng yêu cầu mở rộng diện tích của từng giai đoạn… Nhờ
vậy diện tích cây khoai tây ở Quỳnh Nguyên tăng lên nhanh chóng. Vụ đông năm 2014, xã Quỳnh Nguyên (Quỳnh Phụ) phấn đấu gieo trồng 190 ha, đến nay toàn xã đã gieo trồng được 197ha.
Cùng với việc khuyến khích mở rộng về diện tích, thời gian qua HTX Quỳnh Nguyên còn tuyên truyền vận động các hộ dân tích cực tiếp thu giống khoai mới cho năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Những năm đầu tiếp thu, hầu hết các hộ đều chọn giống khoai của Trại giống Thường Tín - Hà Tây (cũ) nhưng gần đây 100% số hộ đã chuyển sang trồng giống khoai tây của Đức. So với giống khoai cũ và một số giống khoai khác đang canh tác ở Quỳnh Phụ thì khoai tây Đức cho năng suất khá cao và ổn định (trung bình tăng khoảng 60- 65 tạ/ha so với giống khoai cũ); chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn làm hàng hoá, củ to, đều, vỏ sáng và nhẵn; khả năng chịu hạn và chịu úng rất tốt; khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn hẳn các giống khác. Mặc dù diện tích khá lớn, trung bình mỗi vụ người dân Quỳnh Nguyên sản xuất và cung ứng cho thị trường từ 1.000 - 1.200 tấn khoai tây hàng hoá nhưng do có chất lượng tốt nên thu hoạch đến đâu đều bán hết ngay tới đó. Vào mùa thu hoạch, các tư thương đến tận ruộng để thoả thuận giá cả với nông dân, nếu hợp lý có thể bán luôn. Ngoài ra tại xã còn hình thành một số đại lý trung gian đứng ra nhận thu mua khoai, sau đó đóng gói và vận chuyển đi tiêu thụ tại các thành phố lớn trong cả nước.
Vụ đông năm 2014, gần 10 tấn giống khoai tây Đức (giống Solara) đã được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Thái Bình cung ứng cho Quỳnh Nguyên. Nhờ giống tốt, hợp thổ nhưỡng nên cây khoai tây phát triển xanh tốtvới năng suất từ 5 - 6 tạ/sào, trung bình thu từ 4,5 - 5 triệu đồng/sào.
2.3.3. Kinh nghiệm sản xuất khoai tây của dân xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng.
Trong những năm qua, cây vụ đông luôn là thế mạnh của xã Tiên Cường, bởi nhờ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong Nhân dân áp dụng cơ giới hóa, chủ động trong khâu trồng và chăm sóc cây màu, đến nay trên địa bàn xã Tiên Cường có tới 140ha diện tích canh tác cho thu nhập từ 700 - đến 800 triệu đồng, là địa phương được thành phố chọn làm điểm xây dựng cánh đồng mẫu lớn chuyên canh cây khoai tây vụ đông.
Vụ đông năm nay, xã Tiên Cường gieo trồng 140 ha, trong đó khoai tây là cây trồng chủ lực được bà con nông dân trên địa bàn đưa vào trồng với số lượng
lớn 70 ha, mặc dù vụ đông năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, trong khi một số địa phương khác trên địa bàn huyện nhiều diện tích khoai tây bị chết do ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài trong thời gian cuối tháng 10, nhưng trên địa bàn xã Tiên Cường hầu hết diện tích khoai tây của xã Tiên Cường sinh trưởng và phát triển tốt. Để mở rộng diện tích và thay đổi cơ cấu cây vụ đông, ngoài việc chủ động xây dựng đề án sản xuất từ đầu năm, xã đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trong sản xuất cho bà con nông dân, công tác hỗ trợ trông coi, bảo vệ mùa màng, chủ động thủy lợi tưới tiêu, tổ chức diệt chuột tập trung cũng được coi trọng. Công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp của Tiên Cường đã từng bước được cơ giới hóa.Nhân dân đã đầu tư bơm cát, mua máy làm đất để phục vụ cho việc sản xuất. Xác định khoai tây là cây trồng thế mạnh của địa phương, hợp tác xã đã chủ động tìm đơn vị uy tín cung cấp giống bảo đảm chất lượng, Vụ đông năm 2014, gần 50 tấn giống khoai tây Atlantic đã được Viện cây trồng Trung ương cung ứng cho bà con Nhân dân. Xã tiến hành quy vùng sản xuất tập trung tại 2 thôn là Đại Công và Thiên Kha với tổng diện tích 60 ha trong đó 35 ha khoai tây thương phẩm trên cánh đồng thôn Đại Công được viện cây trồng trung ương hỗ trợ 50% giá giống, riêng cánh đồng thôn Thiên Kha nơi được chọn nhân giống khoai tây Atlantic bà con nông dân được hỗ trợ 15 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, nông dân địa phương cũng được tiếp nhận 900 lọ thuốc từ Viện cây trồng Trung ương về phun phòng và chống bệnh sương mai trên cây khoai tây. Nhờ giống tốt, hợp thổ nhưỡng nên cây khoai tây phát triển mạnh đang trong quá trình phát triển thân lá, ra hoa tạo củ, hứa hẹn cho năng suất cao. Là cây vụ đông ưa lạnh, khoai tây được đưa ra ruộng trồng từ 15 đến 25/11, sau gần 4 tháng có thể cho thu hoạch. Đến thời điểm thu hoạch, Viện cây trồng Trung ương về tận đầu bờ thu mua khoai tây của bà con nông dân với giá 5.700 đồng/kg.