Phần 4 .Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuấtkhoai tâytạ
4.3.5. Liên kết giữa sản xuấtvà tiêu thụ
dụng rộng rãi trong sản xuất nông sản nói chung. Trên địa bàn huyện Đông Hưng thì hình thức liên kết này cũng mới được áp dụng trong những năm gần đây và mới chỉ ở quy mô nhỏ.
Bảng 4.22. Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng, giai đoạn 2013- 2015
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
CT bảo quản lạnh Tấn 80 120 150
Diện tích liên kết Ha 20 25 40
Giá thu mua Đồng/kg 6.300 8.000 9.500
Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra (2016)
Công ty bảo quản lạnh Nam Phú Thái đã liên kết trong sản xuất khoai tây vụ đông từ năm 2012 nay để lấy khoai tây thương phẩm.. Khi kí hợp đồng liên kết, công ty sẽ hỗ trợ người dân về giống khoai tây bình quân khoảng 7kg/sào. Diện tích sản xuất khoai tây mà công ty liên kết sản xuất trên địa bàn xã có xu hướng ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ, hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn xã đạt hiệu quả, đang diễn ra thuận lợi và có xu hướng mở rộng.
Trong hoạt động liên kết này, công ty sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động thu mua khoai tây giống và khoai tây thương phẩm. Công ty không phải tìm kiếm và đi tới các địa điểm bán khoai tây lẻ tẻ để thu mua nữa mà chỉ cần tới các địa điểm liên kết để thu gom khoai tây với sản lượng tương ứng với diện tích đã kí kết sản xuất. Hơn nữa, khi công ty kí kết hợp đồng liên kết và thu mua sản lượng khoai tây trực tiếp từ người dân thì chi phí thu mua sẽ giảm do không phải qua các trung gian thu mua khoai tây khác.
Về phía người dân, với hình thức liên kết này, người dân là người được hưởng lợi nhiều nhất. Người dân được công ty hỗ trợ về giống khoai tây để sản xuất, khi mua giống khoai tây tai đây người dân sẽ được chịu một phàn giá giống. Như vậy, người dân sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho hoạt động sản xuất khoai tây. Sau khi thu hoạch, toàn bộ sản lượng khoai tây sản xuất ra sẽ được công ty thu mua lại với mức giá chênh lệch so với thị trường không cao. Người dân tham gia vào hoạt động liên kết này không chỉ được lợi về mặt tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn thu được lợi nhuận cao hơn do giá bán khoai tây cao. Hơn nữa, người dân sẽ không phải lo tìm kiếm thị trường tiêu thụ khoai
tây nữa và không sợ bị tư thương ép giá như khi chưa liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây với công ty.
Tóm lại, với hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây này, cả hai bên là công ty và người dân đều có lợi. Công ty thì có nguồn cung cấp khoai tây ổn định và đồng đều, còn người dân thì tiết kiệm chi phí sản xuất, thu được lợi nhuận cao. Đó là những mặt lợi mà cả hai bên đều mong muốn, vì vậy mà hình thức liên kết này đang rất phát triển trong sản xuất nông nghiệp nói chung.
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOAI TÂY TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH