Chỉ tiêu Đơn vị Khoai tây (1) Đậu tương (2) So sánh (1)/(2) (lần) 1.Tổng chi phí (TC) 1000 đ 3.417,42 1.856,63 1,84 2. Giá trị sản xuất (GO) 1000 đ 22.990,89 6.837,67 3,36 3. Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 3.061,64 1.518,21 2,02 4. Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ 19.929,24 5.319 3,75 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ 19.735,91 5.304 3,72
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Qua đây có thể thấy rằng so với sản xuất đậu tương thì sản xuất khoai tây có lợi thế hơn nhiều. Giá trị mà cây khoai tây mang lại sẽ giúp hộ nông dân tiếp tục đầu tư cho phát triển sản xuất loại cây trồng này. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cây khoai tây đỏi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn hơn cây đậu tương cũng như các cây vụ Đông khác. Vì vậy, muốn phát triển sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất của hộ nông dân đỏi hỏi phải đảm bảo nguồn vốn cho phát triển sản xuất.
4.2.7.2. Hiệu quả sản xuất khoai tây của hộ nông dân
Hiệu quả sản xuất khoai tây là mối quan tâm hàng đầu của các hộ.
Do mức đầu tư về phân bón, giống và kinh nghiệm sản xuất khoai của các hộcũng khác nhau. Do vậy hiệu quả sản xuất của các hộ có sự khác nhau.
Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế khoai tây của hộ nông dânnăm 2015 (tính bình quân trên 1 ha)
Chỉ tiêu Đơn vị Chung QM lớn QM TB QM nhỏ
GO/IC Lần 5,69 6,00 5,72 5,35
MI/IC Lần 4,68 4,80 4,63 4,34
MI/công LĐ 1.000đ 287,1 250,5 255,0
Từ bảng 4.21 ta thấy, chỉ số GO/IC chung đạt 5,69 lần, tức là khi hộ nông dân đầu tư một đồng chi phí trung gian cho sản xuất khoai tây thì giá trị sản xuất thu về sẽ là 5,69 đồng. Đối với hộ sản xuất ở quy mô lớn, khi họ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì giá trị sản xuất thu về là 6 đồng, tăng 1,12 lần so với hộ sản xuất quy mô nhỏ giá trị sản xuất thu về là 5,35 đồng. Chỉ số MI/IC chung đạt 4,68 lần tức là khi hộ nông dân đầu tư một đồng chi phí trung gian cho sản xuất khoai tây thì thu nhập hỗn hợp sẽ đạt 4,68 đồng. Khi hộ sản xuất có quy mô cao cao thì khi đầu tư một đồng chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp thu về của hộ càng cao. Với cùng một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu nhập hỗn hợp thu về của hộ có quy mô lớn là 5 đồng, hộ có quy mô trung bình là 4,71 đồng còn hộ có quy mô nhỏ là 4,34 đồng. Thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động gia đình có các quy mô khác nhau cũng khác nhau. Hộ có quy mô lớn đạt 287,1 nghìn đồng/ ngày công, hộ có quy mô nhỏ là 255 nghìn đồng/ ngày công trong khi đó hộ có quy mô trung bình đạt 250 nghìn đồng/ ngày công.
Xét các chỉ số GO/IC, MI/IC, MI/ công lao động qua bảng số liệu 4.19 cho thấy tất cả các chỉ số này của nhóm hộ sản xuất với quy mô lớn cao hơn hai nhóm hộ còn lại. Điều đó chứng tỏ đầu tư cho sản xuất khoai tây của nhóm hộ sản xuất với quy mô lớn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó là đến nhóm hộ sản xuất với quy mô trung bình và cuối cùng là nhóm hộ sản xuất quy mô nhỏ.
Qua phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất khoai tây với các quy mô khác nhau ta thấy cần mở rộng diện tích sản xuất khoai tây và tập trung sản xuất thành vùng, thành quy mô lớn để hoạt động đầu tư sản xuất hiệu quả kinh tế cao.
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOAI TÂY TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH TÂY TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
4.3.1. Quy hoạch vùng phát triển sản xuất khoai tây
Quy hoạch vùng phát triển sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất của cây khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng. Trong những năm tuy đã giải quyết được tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún nhưng vấn đề quy hoạch vùng để sản xuất trên những cánh đồng mẫu lớn tiện cho việc cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa - kĩ thuật.
Chính quyền địa phương đã có chính sách nào quy họach diện tích phát triển sản xuất cho từng vùng nhưng chưa đưa vào triển khai và thực hiện. Do vậy việc quy hoạch vùng phát triển sản xuất khoai tây đang là vấn đề cần được quan tâm.
Từ năm 2015 do chính sách dồn điền đổi thửa nên diện tích canh tác của các hộ nông dân đã được quy hoạch. Hệ thống kênh mương dần được hoàn thiện.Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân, huyện chú trọng thực hiện quy hoạch vùng sản xuất; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu; duy trì và mở rộng diện tích các vùng lúa có giá trị kinh tế cao, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân, từng bước thực hiện sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích vụ đông, diện tích chuyên canh trồng cây màu 4 vụ/năm và tạo điều kiện cho nông dân dồn đổi, cho thuê ruộng để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 21 cánh đồng lớn với tổng diện tích 926ha (tăng 7 cánh đồng và 150 ha so với cùng kỳ năm 2014), duy trì cánh đồng 4 vụ/năm với diện tích 61 ha ở các xã Nguyên Xá, An Châu, Đông Xá, Đông Phương, Minh Tân...
Hộp 4.3. Diện tích khoai tây của các hộ sẽ tăng trong những năm tới
Trước kia do chưa được quy hoạch vùng sản xuất khoai tây nên các hộ nông dân còn e ngại trong công tác chăm sóc. Nhưng trong những năm gần đây, chính quyền có chính sách quy hoạch vùng sản xuất giúp người dân thuận tiện hơn trong công tác chăm sóc cũng như liên kết sản xuất. Do vậy, diện tích trồng khoai tây trong những năm tới chắc chắn sẽ tăng.
(Ý kiến của ông Đỗ Tiến Lâm, cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Đông Hưng)
Thực hiện mô hình chuyển đổi, HTX các xã trong huyện đã áp dụng quy trình sản xuất, cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm, bảo đảm giúp bà con yên tâm sản xuất và cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Địa phương cũng đã quy hoạch vùng tập trung để sản xuất lúa hàng hóa theo quy trình VietGAP và liên kết với Công ty TNHH Hưng Cúc tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm khoai tây với diện tích 40ha. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng giống chất lượng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia mô hình liên kết, thu mua sản phẩm; HTX DVNN đứng ra tổ chức các khâu dịch vụ, thủy lợi, gieo cấy, làm đất... Đây là mô hình liên kết "4 nhà" trong sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa mang lại hiệu quả rõ rệt...
Có thể nói, hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Đông Hưng thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người của huyện ước đạt 28,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chỉ còn 2,98%.
4.3.2. Các chính sách phát triển sản xuất khoai tây của hộ nông dân
Để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cây khoai tây nói riêng từ cấp trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất tới người dân. Như chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới và tín dụng, trợ giá đầu vào và đầu ra cho phát triển sản xuất cây vụ đông, chính sách không thu thuế, thủy lợi phí ở những cây trồng vụ đông. Nhiều địa phương đã chủ động đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp nhằm khuyến khích nông dân mở rộng diện tích và đi vào thăm canh tăng năng suất. Trong những năm qua, trên cơ sở những chủ trương, chính sách của huyện, huyện Đông Hưng đã có những chính sách hỗ trợ phát triển vụ đông nói chung và cây khoai tây nói riêng để phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong đó có chính sách:
Về hỗ trợ giống: Huyện liên kết với các công ty giống cây trồng lấy về
những giống khoai tây sạch bệnh, năng suất cao rồi bán lại cho người dân. Khi mua giống khoai tây tại xã các hộ nông dân sẽ được hỗ trợ 30% giá giống. Nếu hộ gia đình chưa có đủ điều kiện trả tiền ngay xã sẽ cho chịu một phần tiền giống đến khi thu hoạch khoai tây xong sẽ hoàn lại số tiền giống cho xã. Trong những năm gần đây có thể thấy huyện Đông Hưng đã thật sự quan tâm đến sản xuất khoai tây của hộ nông dân. 100% các hộ nông dân được biết về chính sách hỗ trợ giống của nhà nước với cây khoai tây. Huyện đã đưa ra một số hỗ trợ về giống và các hộ dân ở đây đều biết đến hỗ trợ này. Tuy nhiên, trên địa bàn xã vẫn còn trên 70% số hộ nông dân sử dụng giống mua ngoài và tự có. Vì vậy, cần có các chính sách cũng như công tác tuyên truyền, vận động người dân trong huyện.
Về khuyến nông: Trong sản xuất thì đây là yếu tố tác động rất lớn đến hiệu
quả sản xuất. Mỗi năm, trước và trong quá trình sản xuất khoai tây xã có tổ chức các lớp tập huấn để cán bộ khuyến nông truyền đạt quy trình kỹ thuật sản xuất hợp lý và hiệu quả đến với người dân. Giới thiệu đến người dân biết những giống
cây trồng mới, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Công ty giống, bảo vệ thực vật cũng có những buổi gặp và nói chuyện với người dân giúp họ mua đúng loại thuốc, phun đúng thời vụ để đạt hiệu quả cao trong quá trình phát triển sản xuất cây khoai tây của hộ.Tuy nhiên công tác khuyến nông tại xã đạt kết quả chưa cao. Trước và trong quá trình sản xuất khoai tây xã có tổ chức 3-4 lớp tập huấn cho người dân. Sau các lớp tập huấn số người dân tiếp nhận được kiến thức áp dụng vào quá trình sản xuất chỉ đạt ở mức trung bình 65% số hộ.
Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ khuyến nông về tập huấnkỹ thuật canh tác cho người dân
Có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua huyện Đông Hưng đã đặc biệt quan tâm đến cây khoai tây. Xã đã có những chính sách, hỗ trợ cụ thể cho những hộ nông dân tham gia phát triển sản xuất khoai tây. Tuy nhiên, nếu muốn hoạt động phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn xã trong những năm tới có quy hoạch, không tự phát thì chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến chính sách hỗ trợđối với người dân tham gia sản xuất. Các chính sách đưa ra cần phù hợp với điều kiện của địa phương.
Chủ trương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện nói chung và đối với cây khoai tây nói riêng đều ảnh hưởng tới hoạt động phát triển sản xuất khoai tây của người dân.
Công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây của huyện cũng được chú trọng nhưng các lớp tập huấn đạt hiệu quả không cao. Mỗi lớp tập huấn mở ra có 66,67% số hộ sản xuất khoai tây tham gia tập huấn. Tuy nhiên, trong số những hộ tham gia tập huấn vẫn có những hộ không áp dụng được những gì học
Hiện nay, thực tế cho thấy ngày càng ít hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật được mở ra trong địa phương. Lý do không phải từ phía cán bộ khuyến nông mà phần lớn là do người dân. Do người dân có đủ kinh nghiệm để tham gia sản xuất khoai tây nên không tham gia tập huấn hoặc khi tham gia thì người dân chưa nhiệt tình tiếp thu và hợp tác cùng với cán bộ khuyến nông. Khi mở các lớp tập huấn thì chỉ có một vài hộ thực sự quan tâm mới tham gia vào lớp, còn nhiều hộ cần củng cố thêm kiến thức về kỹ thuật sản xuất thì lại không tham gia. Khi mở các lớp tập huấn mà không đạt hiệu quả cao thì các cán bộ khuyến nông như chúng tôi cũng rất băn khoăn. Hiện nay chúng tôi cũng chưa tìm ra hướng chuyển giao nào khác hiệu quả hơn.
được vào quá trình sản xuất khoai tây của mình, khiến quá trình sản xuất đạt hiệu quả chưa cao, không được như mong muốn.
Hộp 4.5. Diện tích sản xuất ít không cần tham gia tập huấn
Vợ chồng tôi đều làm công nhân, mỗi năm gia đình cũng có trồng 3-5 sào khoai tây vụ đông để tăng thu nhập cho gia đình. Cũng biết xã có thông báo lịch tập huấn nhưng vì 2 vợ chồng đều bận đi làm và thời gian tranh thủ ra ngoài ruộng; với diện tích trồng khoai của gia đình tôi cũng ít, mấy năm nay năm nào chẳng trồng như vậy nên chúng tôi không tham gia tập huấn.
(Ý kiến anh Lê Văn Nam, hộ sản xuất khoai tây xã Trọng Quan)
Tuy đã được biết về các chính sách cũng như các hỗ trợ khác của nhà nước và địa phương cho phát triển sản xuất khoai tây tuy nhiên các hộ nông dân sản xuất chưa biết được tầm quan trọng của những chính sách đó đã làm hộ nông dân gặp khó khăn ngay từ khâu chăm sóc đến khâu tiêu thụ sản phẩm, làm năng suất khoai tây của hộ không cao. Trong những năm tới xã cần có hướng đi khác để người dân tiếp cận được những chính sách.
4.3.3. Thị trường tiêu thụ và giá cả sản phẩm khoai tây
4.3.3.1. Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ là điểm mấu chốt trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Số lượng sản phẩm tiêu thụ hay tiến độ tiêu thụ đều ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường. Thị trường tiêu thụ lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau: khách hàng là người thu gom hay đại lý thu mua khoai tây; địa điểm nơi diễn ra hoạt động mua bán và các tác nhân khác. Nếu thị trường tiêu thụ thuận lợi thì sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và lượng khoai tây được tiêu thụ. Như vậy sẽ kích thích người sản xuất có định hướng mở rộng quy mô sản xuất khoai tây và nâng cao chất lượng khoai tây được sản xuất ra. Thị trường tiêu thụ trên địa bàn xã chủ yếu là hình thức bán buôn, năm 2014 có tới 90% sản lượng khoai tây sản xuất ra được bán dưới hình thức bán buôn.
Ngoài ra, thị trường tiêu thụ khoai tây trong và ngoài nước cũng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động tiêu thụ khoai tây của xã. Do người tiêu dùng còn chưa thực sự hiểu hết về giá trị dinh dưỡng của khoai tây nên còn dè chừng trong việc lựa chọn tiêu dùng khoai tây. Giá cả có ảnh hưởng đến doanh thu của người sản xuất. Giá cao sẽ kích thích người sản xuất phát triển sản phẩm đó. Sản xuất khoai
tây của hộ nông dân cũng vậy, giá cao và ổn định sẽ giúp hộ nông dân yên tâm vào sản xuất. Do vậy trong những năm tới xã cần có chính sách cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm khoai tây sản xuất ra cho hộ nông dân biết đến.
4.3.3.2. Giá sản phẩm khoai tây
Khi tiêu thụ khoai tây, điều mà người sản xuất quan tâm đầu tiên đó là giá sản phẩm. Giá khoai tây quyết định lợi nhuận mà người sản xuất thu được nên họ rất cân nhắc về điều này khi quyết định tiêu thụ. Trong những năm gần đây, giá khoai tây trên thị trường có xu hướng ngày càng tăng nhưng tăng ở mức thấp. Giá khoai tây bán lẻ trên thị trường từ 8.000 đồng – 11.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá khoai tây vẫn còn bấp bênh, không ổn định làm hộ nông dân chưa thực sự yên tâm vào sản xuất.
4.3.4. Nguồn lực cho sản xuất khoai tây
4.3.4.1. Giống khoai tây
Theo số liệu điều tra, khoảng 70% số hộ sản xuất khoai tây trên địa bàn xã cho rằng giống là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng lớn tới năng suất khoai tây. Bởi giống tốt thì cây khoai tây mới phát triển tốt và cho năng suất cao được, giống kém thì cây chậm phát triển, sẽ tốn công chăm sóc và đầu tư, như vậy hiệu quả sản xuất sẽ giảm xuống.