Hình thức tổ chức sản xuất câykhoai tâytại các hộ nôngdân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 82 - 92)

Phần 4 .Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá tình hình phát triển sản xuấtkhoai tâyvụ đông qua các hộ

4.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất câykhoai tâytại các hộ nôngdân

Hình thức tổ chức sản xuất khoai tây chủ yếu tại các hộ nông dân chủ yếu vẫn là hộ gia đình có quy mô vừa và nhỏ, quy mô lớn chiếm tỷ lệ ít. Hiện trên địa bàn chưa có hình thức trang trại sản xuất khoai tây quy mô lớn hay hợp tác xã mà chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình.

4.2.3.1. Hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình

Đây là hình thức chính trên địa bàn huyện Đông Hưng. Số lượng khoai tây trên địa bàn huyện là do các hộ gia đình sản xuất.

Ưu điểm: Hộ gia đình hoàn toàn chủ động quyết định tổ chức sản xuất các loại cây trồng trên diện tích của hộ, chủ động tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Nhược điểm: Do diện tích của hộ phân tán, nhỏ lẻ ở các xứ đồng, vì vậy trong quá trình tổ chức sản xuất thường hay gặp khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa vào các khâu gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, nguồn lực cho sản xuất hạn chế, sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.

Bảng 4.10. Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình

STT Nội dung Đặc điểm

1 Hình thức tổ chức sản xuất

Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hộ, các hộ gia đình tự chủ quyết định tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2 Quy mô sản xuất Phạm vi hẹp trong một hộ gia đình, với diện tích nhỏ lẻ của

hộ gia đình, trung bình mỗi hộ sản xuất khoảng từ 5-10 sào (Bắc Bộ).

3 Sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất

- Sử dụng lao động và quỹ đất sản xuất nông nghiệp của gia đình để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, một số ít hộ có nhu cầu mượn, thuê thêm ruộng của những hộ khác trong thôn và thuê thêm lao động ở bên ngoài vào những thời điểm chăm sóc chính vụ và thời điểm thu hoạch.

- Nguồn vốn sử dụng: Vốn tích lũy tự có của gia đình, vốn đi vay

Nguồn: Thông tin điều tra các hộ (2016)

Quy mô phát triển sản xuất khoai tây của các hộ điều tratrên địa bàn 3 xã được thể hiện qua bảng 4.11.

Nhìn vào bảng 4.11 cho thấy hộ sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng chủ yếu vẫn là hộ sản xuất quy mô nhỏ và trung bình.Với diện tích quy mô nhỏlà dưới 5 sào Bắc Bộ (< 1800 m2). Diện tích sản xuất khoai tây của mỗi hộ gia đình trung bình khoảng 5 – 10 sào Bắc Bộ (khoảng 1800 m2 – 3600 m2). Hộ sản xuất khoai tây lớn khoảng 10 – 20 sào (khoảng 3600 m2 – 7200 m2). Có một vài hộ sản xuất ở quy mô lớn 1-2 ha.

Bảng 4.11. Quy mô phát triển sản xuất khoai tây của các hộ điều tra trên địa bàn 3 xã

Xã Quy mô sản xuất Cơ cấu (%)

Nhỏ TB Lớn Nhỏ TB Lớn

Trọng Quan 10 15 5 33,3 50,0 16,7

Phú Châu 12 16 2 40,0 53,3 6,7

Hồng Giang 13 14 3 43,3 46,7 10,0

Tổng 35 45 10 38,9 50,0 11,1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Trong 90 hộ điều tra, số hộ có quy mô sản xuất lớn ở xã Trọng Quan chiếm tỷ lệ lớn nhất với 10/11hộ. Vì đây là xã có diện tích sản xuất khoai tây lớn nhất toàn huyện nên quy mô sản xuất cũng lớn. Ở xã Phú Châu, chủ yếu là các hộ sản xuất với quy mô trung bình từ 5 – 8 sào/hộ, số hộ có quy mô trung bình cũng chiếm 53,3%, hộ có quy mô lớn chỉ chiếm 6,7%, còn lại là hộ có quy mô nhỏ. Trên địa bàn xã Hồng Giang, có 3 hộ sản xuất ở quy mô lớn, chủ yếu là hộ sản xuất với quy mô nhỏ và trung bình.

4.2.3.2. Hình thức tổ chức sản xuất theo các hộ thu gom sản phẩm

Hình thức này ở tại các thôn sản xuất khoai tây, mỗi thôn có từ 1-2 hộ gia đình tổ chức thu mua khoai tây tại thôn, xã.

Hình thức tổ chức sản xuất này không trực tiếp làm ra sản phẩm mà tổ chức thu mua sản phẩm của các hộ gia đình sản xuất ra. Là cầu nối, khâu trung gian giữa người sản xuất với người tiêu dùng thông qua các kênh tiêu thụ trên thị trường. Qua điều tra cho thấy, hiện nay, trên địa bàn các xã có 4 hộ, doanh nghiệp nhỏ xây kho lạnh thu gom khoai tây.

Bảng 4.12. Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ thu gom.

STT Nội dung Đặc điểm

1 Hình thức tổ chức sản xuất Căn cứ vào khả năng của hộ gia đình, tự chủ quyết định tổ chức thu gom và tiêu thụ sản phẩm.

2 Quy mô sản xuất Quy mô hẹp, một gia đình hoặc có thể liên kết một số gia đình tổ chức thu gom và tiêu thụ sản phẩm. 3 Sử dụng các yếu tố đầu vào

cho sản xuất - Sử dụng lao động trong gia đình và thuê lao động ở bên ngoài để tổ chức thu gom. - Nguồn vốn: Vốn tích lũy của hộ, vốn đi vay

Năm 2015 các hộ này đã thu gom 70% sản lượng khoai tây sản xuất ra trên địa bàn toàn xã.

4.2.4. Tình hình đầu tư và chi phí cho phát triển sản xuất khoai tây của hộ nông dân

4.2.4.1. Nguồn lực đất đai cho phát triển sản xuất khoai tây

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, muốn phát triển sản xuất khoai tây thì điều kiện đầu tiên là phải có diện tích đất cho sản xuất. Về tình hình sử dụng đất cho phát triển cây vụ Đông của các hộ nông dân được thể hiện qua bảng 4.13.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy diện tích cây trồng các loại có sự thay đổi qua các năm.Trong giai đoạn 2013- 2015 khoai tây luôn là cây trồng có diện tích lớn nhất, đang có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 diện tích khoai tây tăng 3,3 ha so với năm 2013 . Diện tích khoai tây đang có xu hướng tăng thì ngược lại, diện tích trồng đậu tương, ngô, cây trồng khác lại có biến động giảm. Năm 2015 diện tích trồng đậu tương giảm 7,2% tương đương với 0,8 ha, diện tích ngô giảm 39,5% tương đương với 1,5 ha, cây trồng khác giảm 8,3% tương đương với lượng giảm 0,2 ha so với năm 2013. Cũng trong năm, diện tích đất trồng khoai tây gấp 3 lần so với diện tích đậu tương, và gấp 8,48 lần so với diện tích ngô. Trong giai đọan 2013-2015 cây khoai tây luôn chiến vị trí quan trọng trong diện tích cây trồng vụ đông của các hộ nông dân. Năm 2015 diện tích cây khoai tây chiếm 63,9% tổng diện tích cây vụ đông trong đó cây đậu tương chiếm 21,3%, ngô chiếm 7,5%. Nguyên nhân là do người dân thấy điều kiện canh tác và hiệu quả sản xuất của cây khoai tây mang lại cao hơn các cây trồng khác, do vậy diện tích khoai tây ngày càng được phát triển, cây đậu tương và cây ngô không còn phù hợp và dần được thay thế.

Bảng 4.13. Cơ cấu sử dụng đất cho phát triển cây vụ đôngcủa hộ nôngdân huyện Đông Hưng

ĐVT: ha Cây trồng Năm 2013(1) Năm 2014 (2) Năm 2015 (3) Tốc độ phát triển (%)

(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (14/13) (15/14) BQ Khoai tây 16,2 55,3 17,5 60,1 19,5 63,9 106,1 111,4 108,7 Đậu tương 7,3 24,9 7,0 24,4 6,5 21,3 95,9 92,8 94,3

Ngô 3,2 10,9 3,8 13,2 2,3 7,5 118,7 60,5 84,7

Cây khác 2,6 8,9 2,4 2,3 2,2 7,2 92,3 91,7 92,0 DT vụ đông 29,3 100 28,7 100 30,5 100 97,9 106,3 102,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Tại huyện Đông Hưng, hầu hết các hộ nông dân sản xuất khoai tây vụ đông tại mỗi xã đều sử dụng đất đai của hộ đã được nhà nước giao ổn định và lâu dài. Qua điều tra, 100% số hộ sản xuất quy mô nhỏ sản xuất khoai tây trên phần diện tích của nhà mình được giao.Bên cạnh đó, một số ít hộ sản xuất quy mô lớn, ngoài diện tích của hộ còn mươn, thuê thêm diện tích của những hộ khác không sản xuất ở trong thôn, xã để phát triển mở rộng quy mô sản xuất.

Bảng 4.14. Dự định của hộ về phát triển sản xuất khoai tâyvụ đông năm 2015 năm 2015

STT Nội dung Tỷ lệ %/ tổng số hộ điều tra

1 Giữ nguyên đất 32,2

2 Mở rộng diện tích 56,9

3 Giảm diện tích 7,6

4 Bắt đầu trồng 0,0

5 Thôi không trồng 3,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.14 cho thấy, tỷ lệ các hộ dự định trong năm tới mở rộng diện tích chiếm tỷ lệ cao 56,9%, tỷ lệ các hộ có dự dịnh giữ nguyên diện tích chiếm 32,2%, các hộ có dự định giảm diện tích chiếm tỷ lệ thấp 4,44% tổng số hộ điều tra , có 3 hộ chiếm 3,3% có ý định thôi không trồng.

Nói chung, cây khoai tây chiếm thị phần lớn trong hệ thống cây trồng vụ đông trên địa bàn xã và cây khoai tây được xác định là cây trồng vụ đông thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy cây khoai tây luôn được chính quyền địa phương quan tâm mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng.

4.2.4.2. Lao động cho phát triển sản xuất khoai tây

Trong phát triển sản xuất thì lao động là yếu tố vô cùng cần thiết, đặc biệtlà kỹ thuật sản xuất của lao động. Tuy nhiên, qua điều tra tôi thấy rằng nhiều hộ nông dân ở đây còn thiếu kỹ thuật sản xuất khoai tây. Có rất nhiều lý do dẫn tới hiện tượng này như: Hộ nông dân sản xuất khoai tây ít được tập huấn, ít được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật,… nhưng quan trọng hơn cả đó là khả năng tiếp nhận cái mới, tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật của hộ nông dân còn nhiều hạn chế.

Theo kết quả điều tra, trong 90 hộ nông dân có 18 chủ hộ là lao động học hết cấp 1, chiếm 20%; chủ hộ có trình độ THCS chiếm 38,9% và PTTH chiếm 41,1%. Tuy là trình độ văn hóa của các hộ ở mức THCS và PTTH cao nhưng hầu hết các hộ này có nghề nghiệp kiêm ngành nghề; diện tích khoai tây của các hộ này ở quy mô nhỏ và trung bình. Còn lại là chủ hộ có tuổi đời cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất khoai tây nhưng việc khả năng học hỏi và vận dụng tiến bộ khoa học vào phát triển sản xuất còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc tham gia tập huấn của các hộ thuộc nhóm này đạt hiệu quả không cao.

Khoai tây là cây trồng vụ Đông quan trọng, thời gian yêu cầu lao động nhiều là thời điểm trồng và thu hoạch sản phẩm khoai tây. Qua điều tra cho thấy tại các hộ lao động phục vụ cho sản xuất khoai tây chủ yếu là lao động gia đình. Thời gian cần nhiều lao động nhất là thời điểm thu hoạch, hầu hết các hộ nông dân vào thời điểm này đều thiếu lao động và phải thuê lao động ngoài.

Bảng 4.15. Tình hình sử dụng lao động của các hộ nông dân

Chỉ tiêu QM nhỏ QM TB QM lớn Cơ cấu (%) QM nhỏ QM TB QM lớn Tổng LĐ 42 81 77 21 40,5 38,5 Công LĐ gia đình 36 48 29 31,86 42,48 25,66 Công LĐ thuê 6 33 48 6,90 37,93 55,17 LĐ gia đình/ hộ 2,57 2,4 2,64 LĐ thuê/hộ 0,43 1,65 4,37

Nhìn vào bảng 4.15 có thể thấy tình hình sử dụng lao động của hộ có sự khác nhau giữa những vùng quy mô khác nhau. Những hộ có quy mô nhỏ và quy mô trung bình sử dụng lao động cho sản xuất khoai tây chủ yếu là lao động của hộ. Hộ có quy mô nhỏ chiếm 31,86%, hộ có quy mô trung bình là 42,48% trong cơ cấu sử dụng lao động gia đình, trong khi đó hộ có quy mô lớn chỉ có 25,66%. Hộ có quy mô lớn thường sử dụng công lao động thuê nhiều chiếm 55,17% trong cơ cấu sử dụng lao động thuê. Nguyên nhân của việc này là do cây khoai tây ngày càng cho năng suất cao lại là loại cây thu hoạch theo vụ, vì vậy lượng lao động lúc chính vụ là rất cao. Do đó hộ sản xuất khoai tây phải thuê lao động ngoài để đảm bảo thu hoạch kịp thời vụ, đặc biệt đối với những hộ sản xuất ở quy mô lớn.

Như vậy, có thể thấy rằng đa số các hộ nông dân trên địa bàn xã còn thiếu lao động trong vụ thu hoạch nhưng vấn đề này dễ dàng được giải quyết vì các xã nghiên cứu nói riêng và huyện Đông Hưng nói chung có lực lượng lao động khá đông đảo. Không những vậy, hầu hết hộ nông dân ở đây chưa nắm được nhiều kỹ thuật sản xuất khoai tây gây khó khăn lớn trong phát triển sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới đây là vấn đề mà các cấp, ngành có liên quan nên tìm hướng tháo gỡ.

4.2.4.3. Vốn đầu tư cho phát triển sản xuất khoai tây

Qua điều tra tôi thấy rằng, hộ nông dân trồng khoai tây ở đây chủ yếu sản xuất dựa vào nguồn vốn tự có. Nguồn vốn tự có của hộ chiếm khoảng 75% tổng nguồn vốn dùng cho sản xuất khoai tây. Ngoài ra, hộ nông dân tại đây vẫn còn tâm lý sản xuất theo khả năng của mình, nghĩa là hộ nông dân sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của gia đình mà quyết định mức đầu tư cho sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân có ảnh hưởng đến hiện tượng năng suất khoai tây chưa cao. Một trong những nguyên nhân các hộ nông dân ngại vay vốn hoặc không vay vốn là do đa số các hộ trong dân không thuộc hộ nghèo, hộ thu nhập thấp nên thủ tục vay vốn khá rườm rà.

Hiện nay, chỉ có các hộ có quy mô lớn mới vay vốn cho hoạt động sản xuất khoai tây của mình. Do nhóm hộ này cần nhiều vốn để đầu tư thâm canh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất khoai tây nên đã quyết định vay vốn sản xuất và chỉ có những hộ này mới vay vốn ngân hàng. Nhưng hầu như các hộ vay với lượng vốn không lớn vì vậy các khoản vay đáp ứng đủ cho các hộ nông dân đầu tư vào sản xuất.

Đồ thị 4.2. Cơ cấu v

Tóm lại, hộ nông dân huy quy mô nhỏ vì vậy, h

những hộ sản xuất quy mô l này chủ yếu vay vốn c

Về tình hình sử hơn qua bảng 4.16.Qua b không quá lớn.Lượng v khác nhau. Phần chênh l canh, chi phí của các y quy mô lớn,tổng chi phí cho s tới 25,9% là chi cho lao đ của những hộ sản xuất quy mô l gian thu hoạch hộ nông dân ph chi phí trung gian cho s

tư cho phát triển sản xu mô khác nhau. Năm 2015 lớn tăng 1,13 lần so vớ

mô nhỏ. Khoản chi phí chênh l

u vốn vay của hộ nông dân sản xuất khoai tây năm 2014

Nguồn: tổng hợp số

nông dân huyện Đông Hưng đa số là sản xu

y, hộ có thể tự bỏ vốn đầu tư cho sản xuất.Tuy nhiên, ch t quy mô lớn trên địa bàn xã mới có nhu cầu vay v

n của các tổ chức khác và của người thân.

ử dụng vốn của hộ nông dân trồng khoai tây đ .Qua bảng ta thấy, sản xuấtkhoai tây yêu cầ

ng vốn sản xuất khoai tây của các nhóm hộ n chênh lệch đó chủ yếu là do sự khác nhau về

a các yếu tố đầu vào khác nhau. Đối với những h ng chi phí cho sản xuất khoai tây là hơn 31 triệu đ

i 25,9% là chi cho lao động. Như vậy có thể thấy rằng chăm sóc cây khoai tây t quy mô lớn yêu cầu phải mất nhiều công, nh

nông dân phải thuê thêm lao động. Ngoài ra có th chi phí trung gian cho sản xuất khoai tây cũng chiếm một lượng khá l

n xuất khoai tây có sự khác nhau giữa những nhóm h mô khác nhau. Năm 2015 tổng chi phí cho sản xuất khoai tây c

ới hộ sản xuất quy mô trung bình và 1,16 l n chi phí chênh lệch đó chủ yếu là do sự tăng thêm đ

t khoai tây năm 2014

ố liệu điều tra (2016)

n xuất khoai tây trên t.Tuy nhiên, chỉ có u vay vốn. Các hộ

ng khoai tây được thấy rõ ầu một lượng vốn ộ có sự chênh lệch ề mức đầu tư thâm ng hộ sản xuất có u đồng. Trong đó có ng chăm sóc cây khoai tây u công, nhất là vào thời ng. Ngoài ra có thể thấy khoản ng khá lớn.Mức đầu ng nhóm hộ có quy t khoai tây của hộ có quy mô t quy mô trung bình và 1,16 lần so với hộ quy tăng thêm đầu vào cho sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)