Quy hoạch vùng phát triển sản xuấtkhoai tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 101 - 103)

Phần 4 .Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuấtkhoai tâytạ

4.3.1. Quy hoạch vùng phát triển sản xuấtkhoai tây

Quy hoạch vùng phát triển sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất của cây khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng. Trong những năm tuy đã giải quyết được tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún nhưng vấn đề quy hoạch vùng để sản xuất trên những cánh đồng mẫu lớn tiện cho việc cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa - kĩ thuật.

Chính quyền địa phương đã có chính sách nào quy họach diện tích phát triển sản xuất cho từng vùng nhưng chưa đưa vào triển khai và thực hiện. Do vậy việc quy hoạch vùng phát triển sản xuất khoai tây đang là vấn đề cần được quan tâm.

Từ năm 2015 do chính sách dồn điền đổi thửa nên diện tích canh tác của các hộ nông dân đã được quy hoạch. Hệ thống kênh mương dần được hoàn thiện.Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân, huyện chú trọng thực hiện quy hoạch vùng sản xuất; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu; duy trì và mở rộng diện tích các vùng lúa có giá trị kinh tế cao, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân, từng bước thực hiện sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích vụ đông, diện tích chuyên canh trồng cây màu 4 vụ/năm và tạo điều kiện cho nông dân dồn đổi, cho thuê ruộng để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 21 cánh đồng lớn với tổng diện tích 926ha (tăng 7 cánh đồng và 150 ha so với cùng kỳ năm 2014), duy trì cánh đồng 4 vụ/năm với diện tích 61 ha ở các xã Nguyên Xá, An Châu, Đông Xá, Đông Phương, Minh Tân...

Hộp 4.3. Diện tích khoai tây của các hộ sẽ tăng trong những năm tới

Trước kia do chưa được quy hoạch vùng sản xuất khoai tây nên các hộ nông dân còn e ngại trong công tác chăm sóc. Nhưng trong những năm gần đây, chính quyền có chính sách quy hoạch vùng sản xuất giúp người dân thuận tiện hơn trong công tác chăm sóc cũng như liên kết sản xuất. Do vậy, diện tích trồng khoai tây trong những năm tới chắc chắn sẽ tăng.

(Ý kiến của ông Đỗ Tiến Lâm, cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Đông Hưng)

Thực hiện mô hình chuyển đổi, HTX các xã trong huyện đã áp dụng quy trình sản xuất, cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm, bảo đảm giúp bà con yên tâm sản xuất và cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Địa phương cũng đã quy hoạch vùng tập trung để sản xuất lúa hàng hóa theo quy trình VietGAP và liên kết với Công ty TNHH Hưng Cúc tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm khoai tây với diện tích 40ha. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng giống chất lượng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia mô hình liên kết, thu mua sản phẩm; HTX DVNN đứng ra tổ chức các khâu dịch vụ, thủy lợi, gieo cấy, làm đất... Đây là mô hình liên kết "4 nhà" trong sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa mang lại hiệu quả rõ rệt...

Có thể nói, hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Đông Hưng thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người của huyện ước đạt 28,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chỉ còn 2,98%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)