Liên kết trong sản xuấtvà tiêu thụ khoai tâytại huyệnĐông Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 75 - 76)

Phần 4 .Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuấtkhoai tâytại huyệnĐông Hưng,

4.1.6. Liên kết trong sản xuấtvà tiêu thụ khoai tâytại huyệnĐông Hưng

Trước năm 2010, các hình thức sản xuất khoai tây chủ yếu tại huyện là theohộ gia đình, theo sự chỉđạo của UBND các xã, thị trấn.

Toàn huyện hàng năm có khoảng 10.277 hộ trồng khoai tây. Các hộ sản xuất khoai tây bán trực tiếp cho người tiêu dùng chiếm 70%, chỉ có 30% là bán cho tư thương.

Từ năm 2010, hình thức liên kết 4 nhà được duy trì tại huyện Đông Hưng và đơn vị xã Trọng Quan được chọn làm điểm theo hình “ Hộ dân- UBND xã- Nhà khoa học- Doanh nghiệp thu mua”. Do đó mà diện tích cũng như năng suất khoai tây tại huyện có chiều hướng gia tăng.

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất khoai tây hàng hoá ổn định, bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh sẽ xây dựng chiến lược phát triển nhằm nâng cao

năng suất, chất lượng khoai tây, đưa khoai tây trở thành cây trồng mang thương hiệu Thái Bình với mục tiêu đến năm 2020 diện tích khoai tây toàn tỉnh đạt 10.000 ha. Mở rộng sản xuất khoai tây gắn với quy hoạch nôngthôn mới, hình thành vùng sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là lĩnh vực giống và công nghệ sinh học.. đáp ứng 35-40% nhu cầu giống khoai tây sạch bệnh, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Ngày 24/9/2014, UBND tỉnh Thái Bình có Quyết dịnh số 16/QĐ- UBND về việc phê duyệt đề án phát triển sản xuất khoai tây tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010- 2020. Ngày 07/9/2007, Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng có Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu cây vụ đông năm 2015 và giao cho xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng làm đơn vị điểm vùng chuyên canh sản xuất giống khoai tây sạch bệnh, chất lượng cao với giống khoai tây siêu bi, siêu nguyên chủng. UBND huyện đầu tư 60% vốn xây dựng kho lạnh để thu mua toàn bộ số lượng khoai đủ tiêu chuẩn làm giống cho huyện.

Ngày 10/9/2014,UBND huyện Đông Hưng uỷ quyền cho UBND xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng nơi tổ chức vùng chuyên canh khoai tây của huyện, được sự giúp đỡ của Viện Sinh học Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Trung tâm Khảo nghiện Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Thái Bình, kết hợp với xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng triển khai mô hình ứng dụng kĩ thuật tiên tiến vào nhân và sử dụng giống khoai tây sạch bệnh.

Năm 2015 UBND xã Trọng Quan, Đông Hưng tiếp tục ký hợp đồng Công ty Cổ phần Nông nghiệp lạnh Nam Phú Thái xây dựng thêm kho lạnh với tổng đầu tư 130 triệu/ kho với sức chứa khoảng 50 tấn/ kho để bảo quản sản phẩm làm giống cho năm sau và tiêu dùng tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)