CHỈ TIÊU
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Giá trị (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 TĐPTBQ I.Tổng giá trị sản xuất 8.128,60 100 8.736,13 100 9.128,60 100 107,47 104,49 105,98 1.Ngành nông nghiệp 2.987,67 43,58 2.825,07 47,48 2.950,02 32,32 94,56 104,42 99,49 Trồng trọt 1.401,42 55,41 1.107,63 2.7,99 1.121,98 38,03 79,54 101,30 90,42 Chăn nuôi 1.259,83 43,26 1.390,94 51,04 1.387,92 47,05 110,41 99,78 105,10 Dịch vụ 326,42 1,33 326,50 0,97 350,12 14,92 100,62 107,23 103,93 2.Ngành công nghiệp 3.272,08 19,84 3.976,06 22,34 4.121,07 45,15 121,51 103,65 112,58 3.Ngành TM-DV 1.868,85 36,58 1.932,00 30,18 2.057,51 22,53 103,38 106,50 104,94 II. Một số chỉ tiêu bình quân
1.Tổng GTSXBQ/khẩu (Tr.đ) 21,23 22,69 23,65 106,85 106,90 106,88
2.Giá trị sản xuất/LĐ (Tr.đ) 38,08 40,71 42,39 104,25 104,12 104,19
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu thứ cấp * Thu thập số liệu thứ cấp
Bảng 3.6. Thu thập thông tin thứ cấp
STT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập 1 Cơ sở lý luận, thực tiễn ở
Việt Nam và thế giới
Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan
Tra cứu và chọn lọc thông tin
2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, về kinh phí cấp trên, sự đóng góp của người dân
Ban thống kê, ban địa chính của huyện
Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm
3 Thông tin về các quyết định, thông tư liên quan đến các giống lúa giao trồng trên địa bàn huyện
Ban thống kê, ban địa chính của huyện
Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm.
Nguồn: tổng hợp điều tra của tác giả (2016)
* Thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tôi chọn 3 xã đại diện cho huyện đó là xã Trọng Quan, xã Hồng Giang, xã Phú Châu. Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng chính là người dân trong từng xã, lãnh đạo địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội; ngoài ra còn phỏng vấn các tổ chức, cá nhân thu mua lúa của người dân thông qua các câu hỏi đóng, mở trong phiếu điều tra liên quan đến đề tài nghiên cứu: Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ dân trên địa bàn mỗi xã nghiên cứu của huyện Đông Hưng bằng bảng câu hỏi có sẵn nhằm tìm hiểu việc phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng.
Bảng 3.7. Thu thập thông tin sơ cấp Đối tượng điều tra Mẫu điều tra
Nội dung thu thập Phương thức thu thập
Hộ nông dân
90 + Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tâybình quân mỗi hộ, mỗi giống, mỗi vụ và theo kĩ thuật canh tác khác nhau
+ Nguồn giống nhập và bảo quản giống qua các năm
+ Các khoản chi phí sản xuất, giá thành, giá bán ở mỗi hộ qua mỗi năm
+ Những khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân và ý kiến của nông dân trong sản xuất khoai tây
+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế
+ Lấy ý kiến của người nông dân
Cán bộ Hội nông dân, Hội phụ nữ
5 + Nhận xét về kết quả hiệu quả sản xuất khoai tây
+ Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong sản xuất khoai tây
+ Phương hướng và giải pháp phát triển SX khoai tây Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã chuẩn bị trước Người thu gom và bán buôn
5 + Đặc điểm tiêu thụ khoai tây,giá thành, công tác bảo vệ sản phẩm sau thu hoạch; những thuận lợi, khó khăn và có định hướng trong việc tiêu thụ khoai tây
+ Nhận định về thị trường tiêu thụ trong những năm tới Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã chuẩn bị trước Lãnh đạo, khuyến nông viên
5 + Nhận định về thực trạng săn xuất, tiêu thụ khoai tây trên địa bàn xã
+ Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất khoai tây
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã chuẩn bị trước
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số công cụ của phương pháp PRA:
- Thảo luận nhóm:tổ chức 3 nhóm, 4 người/ nhóm, hỏi về giống khoai tây,
giá thành, công tác chăm sóc, kĩ thuật canh tác, … so sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất khoai tây với các giống cây vụ đông khác
- Phỏng vấn bán cấu trúc:dùng các câu hỏi mở để nắm rõ tình hình sản
xuất của hộ và mong muốn, nguyện vọng của hộ về sản xuất khoai tây.
Trong quá trình điều tra nông dân, cần lắng nghe ý kiến đóng góp của họ với thái độ cởi mở, khiêm tốn, tránh hỏi dồn dập và hỏi những câu hỏi quá hóc búa; kiểm tra thông tin thu thập được trước khi sử dụng và tổ chức cuộc họp nhóm có hiệu quả.
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý thông tin thứ cấp:Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ
cho đề tài nghiên cứu.
Xử lý thông tin sơ cấp:
- Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh;
- Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel.
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi về các nguồn lực đầu vào về kết quả, hiệu quả trong sản xuất khoai tây theo các tiêu thức phân tổ khác nhau.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh tình hình kết quả, hiệu quả trong sản xuất khoai tây qua các năm với nhau về nguồn đầu vào, kết quả, hiệu quả, trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá về tình hình và quá trình phát triển sản xuất khoai tây.
3.2.4.3.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), thu nhập hỗn hợp (MI) và phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế trên cơ sở các chỉ tiêu GO, IC, MI trên 1ha, trên 1 công lao động, GO/IC, MI/IC,…
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất khoai tây theo chiều rộng
+ Tổng số hộ, tổng số lao động sản xuất khoai tây qua các năm.
+ Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây bình quân/hộ trong toàn huyện. + Tổng diện tích khoai tây toàn huyện.
+ Tốc độ phát triển diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây qua các năm. + Tổng vốn đầu tư cho sản xuất khoai.
3.2.5.2. Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất khoai tây theo chiều sâu
+ Cơ cấu giống mới trong toàn huyện qua các năm. + Mức độ áp dụng các công nghệ, KHKT mới. - Số vụ bình quân/ năm
- Tiền giống đầu tư/vụ
- Giá trị phân bón trên 1ha gieo trồng - Thời gian sản xuất bình quân/ vụ + Đầu tư cơ sở hạ tầng.
+ Hiệu quả kinh tế
3.2.5.3. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển đổi giống cây trồng. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp bắt nguồn từ bản chất của HQKT. Hệ thống chỉ tiêu này, là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất nông nghiệp.
Các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất gồm:
- Khối lượng sản phẩm: là khối lượng từng loại sản phẩm được tạora trong
một chu kỳ sản xuất hoặc một thời kỳ.
- Giá trị sản xuất (GO- Gross Output): Là giá trị tính bằng tiền của toàn
bộ các loại sản phẩm sản xuất trong một chu kỳ sản xuất. Công thức tính:
Trong đó: Pi là giá bình quân của sản phẩm i Qi là sản lượng sản phẩm i
- Chi phí trung gian (IC – Intermediate): Là toàn bộ chi phí vật chất và
dịch vụ thường xuyên mà hộ nông dân đã chỉ ra trong một thời kỳ nhất định thường là một vụ hoặc một năm.
Công thức tính:
Trong đó: Pj là giá bán đơn vị vật tư thứ j Cj là lượng vật tư thứ j được sử dụng
Trong sản xuất nông nghiệp chi phí vật chất như: giống cây trồng, các loại phân bón (phân hữu cơ, vô cơ …), thuốc trừ sâu, nhiên liệu. Chi phí dịch vụ như làm đất, thuê đất, thuê nhân công giám sát các công trình thủy lợi, bảo vệ ruộng đồng, vận chuyển…
- Giá trị tăng thêm (VA – Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một chu kỳ sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian (IC). Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất quan tâm, nó thể hiện kết quả quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động trong quá trình sản xuất.
Công thức tính:
VA = GO – IC - Năng suất cây trồng
- Diện tích đất nông nghiệp, diện tích canh tác, diện tích gieo trồng từng loại cây.
- Thu nhập hỗn hợp:
Trong đó: A là phần khấu hao
T là thuế nông nghiệp, phí thủy lợi
Thuê lao động được chi trả tiền thuê lao động bằng tiền (nếu có)
3.2.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế bao gồm: + GO/TC + VA/TC + MI/TC + GO/IC + VA/IC + MI/IC + GO/công lao động + VA/công lao động + MI/công lao động
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOAI TÂY TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất khoai tây và một số cây trồng vụ đông tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Cây vụ đông nói chung và cây khoai tây nói riêng có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Hưng. Trong những năm qua diện tích sản xuất khoai tây tại huyện đã có những thay đổi tích cực, diện tích gieo trồng với đa dạng các giống đã đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã có chính sách quy hoạch vùng cho phát triển khoai tây do vậy tuy khoai tây đang trở thành cây vụ đông đem lại thu nhập cao cho nông dân, góp phần không nhỏ trong ngân sách của địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng đã được quan tâm đầu tư rất thuận lợi cho cây vụ đông nói chung và khoai tây nói riêng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 4.1. Thực trạng sản xuất cây vụ Đông ở huyện Đông Hưng giai đoạn 2013-2015
TT CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng(+), giảm(- ) (2015/2013) Số lượng Cơ cấu
(%)
Số lượng Cơ cấu (%)
Số lượng Cơ cấu (%)
I Diện tích gieo trồng Ha 2544 100 1363.4 100 1453.9 100 -1.091
1.1 Khoai tây Ha 792 31.1 438 32.2 494 34.1 -298
1.2 Khoai lang Ha 280 11 169 12.4 153 10.5 -127
1.3 Ngô Ha 232 9.2 173.1 12.7 139.8 9.6 -92.2
1.4 Dưa các loại Ha 206 8.1 129 9.5 95 6.5 -114
1.5 Cây rau màu khác Ha 1034 40.6 454.3 33.2 571.2 39.3 -462.8
II Tổng sản lượng tấn 45.243,7 100,0 31.638,8 100,0 31.522,5 100,0 -13.721,2
2.1 Khoai tây tấn 11.142,2 24,6 7.304,5 23,1 8.525,2 27,1 -2.617
2.2 Khoai lang tấn 4.158,0 9,2 2.246,4 7,1 2.020,4 6,4 -2.137,6
2.3 Ngô tấn 5.758,4 12,7 2.153,7 6,8 2.103,6 6,7 -3.544,0
2.4 Dưa các loại tấn 11.337,2 25,1 9.475,5 30,0 8.324,4 26,4 -3.012,8 2.5 Cây rau màu khác tấn 12.847,9 28,4 10.458,7 33,0 10.248,9 32,3 -2.599 III Giá trị sản xuất trồng trọt tỷ.đ 424,1 247,3 384,0 -40,1 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Hưng (2013 -2015)
Qua bảng 4.1 cho thấy, trong diện tích gieo trồng cây vụ Đông vủa huyện Đông Hưng thì diện tích trồng cây khoai tây chiếm tỷ lệ cao, trung bình các năm chiếm khoảng 33%. Còn lại là diện tích trồng các cây rau màu khác.
Diện tích gieo trồng qua các năm giảm. Năm 2013, diện tích gieo trồng cây vụ Đông là 2.544 ha, đến năm 2015 còn 1453,9 ha giảm 1.091 ha kéo theo diện tích các cây trồng vụ Đông cũng giảm theo.
Trong cơ cấu sản lượng của toàn huyện, cây khoai tây cũng chiếm phần lớn, trung bình khoảng 24%. Bên cạnh đó là rau màu các loại cũng chiếm sản lượng cao trung bình đến 30,4%; dưa các loại trung bình khoảng 25%; còn lại là các sản lượng của ngô, khoai lang.
Tổng sản lượng năm 2015 đạt 31.522,5 tấn giảm 13.721,2 tấn so với năm 2013 kéo theo sản lượng của hầu hết các cây vụ Đông ở huyện Đông Hưng giảm theo.
Giá trị sản xuất trồng trọt: Tổng giá trị sản xuất trồng trọt năm 2013 đạt 384,0 tỷ đồng giảm 9,0% (40,1 tỷ đồng)
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục được sự quan tâm của cấp Ủy, Đảng, chính quyền. Theo Quyết định số 30/2012/QĐ- UBND ngày 31/05/2012 của UBND tỉnh Thái Bình như: hỗ trợ 70% giá giống sản xuất các loại giống khoai tây; hỗ trợ công chỉ đạo sản xuất,.. do đó giúp các hộ nông dân giảm bớt khó khăn kinh phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, các loại cây trồng, tiếp cận được những giống mới, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình
Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất nông nghiệp của huyện còn có những khó khăn nhất định, đó là: do ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của huyện, làm cho giá đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng, giá đầu ra giảm và tác động đến quá trình tái đầu tư, mở rộng sản xuất của hộ nông dân; quá trình công nghiệp hóa đã thu hút nhiều lao động nông nghiệp sang lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Do đó, phần nào làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng.
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tâycủa huyện Đông Hưng giai đoạn 2013-2015 TT Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 1 Diện tích (ha) 792,2 438,3 494,5
2 Năng suất (tạ/ha) 152,8 166,7 172,4
3 Sản lượng (tấn) 11.142,2 7.306,5 8.525,2
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đông Hưng (2013-2015)
Qua bảng 4.2 cho thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của huyện Đông Hưng tăng, giảm không đều qua các năm.
Năm 2013, diện tích trồng khoai tây toàn huyện là 792,2 ha, năng suất trung bình đạt 550kg/ sào, tương đương với 152,8 tạ/ha, sản lượng là 11.142,2 tấn. Năm 2014, diện tích giảm xuống còn 438,3 ha, năng suất giảm 166,7 tạ/ha và sản lượng là 7.306,5. Đến năm 2015 có chiều hướng tăng lên so với năm trước và diện tích trồng là 494,5 ha đạt năng suất 172,4 tạ/ha, sản lượng đạt 8.525,2 tấn.
Nhìn chung, qua kết quả báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây của Chi cục thống kê huyện thì diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây vụ Đông tăng giảm không ổn định qua các năm.
4.1.2. Quy hoạch vùng sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện
Cây vụ đông nói chung, cây khoai tây nói riêng có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Hưng. Trước những năm 2010, diện tích sản xuấy khoai tây còn manh mún, khó thực hiện cơ giới hóa cà tập trung sản xuất chuyên môn hóa khiến cho nông dân không mở rộng diện tích. Trên địa bàn huyện chưa quy hoạch được vùng sản xuất lớn, do vậy việc thực hiện dồn điền đổi thửa là nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch phục vụ sản xuất khoai tây. Trong những năm 2010 đến nay, thực hiện chương trình nông thôn mới, huyện đã quy hoạch thành công công tác dồn điền đổi thửa, hệ thống kênh mương, các tuyến đường nội đồng được mở rộng thuận lợi cho xe chở, máy móc thuận lợi đi lại. Hệ thống kênh mương được cứng hóa 100% thuận lợi cho công tác tưới tiêu của hộ nông dân.
Hộp 4.1. Quy hoạch thành công công tác dồn điền đổi thửa
Thời kì đầu triển khai, việc dồn điền đổi thửa gặp nhiều khó khăn do tập quán canh tác