Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theohộ thu gom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 84 - 86)

STT Nội dung Đặc điểm

1 Hình thức tổ chức sản xuất Căn cứ vào khả năng của hộ gia đình, tự chủ quyết định tổ chức thu gom và tiêu thụ sản phẩm.

2 Quy mô sản xuất Quy mô hẹp, một gia đình hoặc có thể liên kết một số gia đình tổ chức thu gom và tiêu thụ sản phẩm. 3 Sử dụng các yếu tố đầu vào

cho sản xuất - Sử dụng lao động trong gia đình và thuê lao động ở bên ngoài để tổ chức thu gom. - Nguồn vốn: Vốn tích lũy của hộ, vốn đi vay

Năm 2015 các hộ này đã thu gom 70% sản lượng khoai tây sản xuất ra trên địa bàn toàn xã.

4.2.4. Tình hình đầu tư và chi phí cho phát triển sản xuất khoai tây của hộ nông dân

4.2.4.1. Nguồn lực đất đai cho phát triển sản xuất khoai tây

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, muốn phát triển sản xuất khoai tây thì điều kiện đầu tiên là phải có diện tích đất cho sản xuất. Về tình hình sử dụng đất cho phát triển cây vụ Đông của các hộ nông dân được thể hiện qua bảng 4.13.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy diện tích cây trồng các loại có sự thay đổi qua các năm.Trong giai đoạn 2013- 2015 khoai tây luôn là cây trồng có diện tích lớn nhất, đang có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 diện tích khoai tây tăng 3,3 ha so với năm 2013 . Diện tích khoai tây đang có xu hướng tăng thì ngược lại, diện tích trồng đậu tương, ngô, cây trồng khác lại có biến động giảm. Năm 2015 diện tích trồng đậu tương giảm 7,2% tương đương với 0,8 ha, diện tích ngô giảm 39,5% tương đương với 1,5 ha, cây trồng khác giảm 8,3% tương đương với lượng giảm 0,2 ha so với năm 2013. Cũng trong năm, diện tích đất trồng khoai tây gấp 3 lần so với diện tích đậu tương, và gấp 8,48 lần so với diện tích ngô. Trong giai đọan 2013-2015 cây khoai tây luôn chiến vị trí quan trọng trong diện tích cây trồng vụ đông của các hộ nông dân. Năm 2015 diện tích cây khoai tây chiếm 63,9% tổng diện tích cây vụ đông trong đó cây đậu tương chiếm 21,3%, ngô chiếm 7,5%. Nguyên nhân là do người dân thấy điều kiện canh tác và hiệu quả sản xuất của cây khoai tây mang lại cao hơn các cây trồng khác, do vậy diện tích khoai tây ngày càng được phát triển, cây đậu tương và cây ngô không còn phù hợp và dần được thay thế.

Bảng 4.13. Cơ cấu sử dụng đất cho phát triển cây vụ đôngcủa hộ nôngdân huyện Đông Hưng

ĐVT: ha Cây trồng Năm 2013(1) Năm 2014 (2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)