Một số thông tin cơ bản nguồn giống khoai tâyvụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 94)

Chỉ tiêu Cơ cấu

(%) I. Nguồn giống mới - cũ (đối với nguồn giống tự để)

1. Giống mới (trồng 1 vụ) 35,0

2. Giống cũ (trồng từ 2 vụ trở lên) 65,0

II. Nguồn cung cấp giống

1. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 15,7

2. Công ty giống 0,0

3. Viện nghiên cứu 0,5

4. Khuyến nông 1,7

5. Tư thương, các hộ gia đình tại địa phương 5,4

6. Mua ở Chợ 5,3

7. Tự để giống 71,4

Nguồn: Số liệu điều tra các hộ (2016)

Qua bảng 4.18, phần lớn các hộ nông dân sản xuất khoai tây vụ Đông sử dụng giống tự gia đình để, chiếm 71,4%; nguồn giống cơ bản này là giống cũ ( đã được trồng hai vụ trở lên), chiếm 65%. Ngoài ra các hộ nông dân còn mua giống tại Hợp tác xã chiếm 15,7%; mua ở chợ, tư thương và các hộ gia đình chiếm khoảng từ 5,3 – 5,4% diện tích sản xuất của hộ.

Trong những năm qua, việc khuyến khích người dân, tổ chức, doanh nghiệp xây kho lạnh bảo quản khoai tây giống và khoai tây thương phẩm. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi, là động lực khuyến khích thúc đẩy phát triển sản xuất cây khoai tây trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, giống được trồng qua nhiều năm và tuyển chọn không kĩ do đó đã gây nên hiện tượng thoái hóa giống dẫn tới năng suất và chất lượng giảm.

4.2.6. Thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm khoai tây

4.2.6.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm khoai tây

Tiêu thụ sản phẩm khoai tây trên địa bàn xã theo các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp. Kênh tiêu thụ gián tiếp gồm các kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3.

Kênh tiêu thụ trực tiếp: sản phẩm khoai tây được tiêu thụ trực tiếp từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Tuy kênh tiêu thụ này có giá cao, thu nhập từ sản phẩm khoai tây cũng tăng lên nhưng đây không phải là kênh tiêu thụ chính trên địa bàn huyện. Thường khối lượng sản phẩm khoai tây tiêu thụ trực tiếp có khối lượng tiêu thụ thấp và lẻ tẻ vì hộ không có thời gian cũng như phương tiện chuyển sản phẩm đi bán. Mặt khác tại các hộ gia đình công tác bảo quản khoai tây còn hạn chế do vậy khoai tây thu về không bán ngay sẽ làm chất lượng của khoai giảm dần. Chỉ khoảng 10% khối lượng khoai tây sản xuất ra được tiêu thụ qua kênh tiêu thụ trực tiếp và nằm rải rác ở một số hộ trên địa bàn xã.

Kênh tiêu thụ gián tiếp: tiêu thụ sản phẩm khoai tây qua một, hai hoặc ba trung gian tiêu thụ. Các tổ chức trung gian tiêu thụ bao gồm:

Tư thương thu gom khoai tây: thường là những người sản xuất khoai tây

và sinh sống trên địa bàn xã. Những tư thương này có thể là những chủ sản xuất khoai tây lớn, sẵn có một khối lượng khoai tây lớn trong nhà và muốn mua thêm, sau đó bán lại cho các đại lý hoặc các tư thương khác. Hình thức thu gom của các tư thương này có thể đến từng hộ sản xuất khoai tây để thu mua hoặc có thể đến các khu chợ, khu tập trung buôn bán để thu mua khoai tây. Qua kênh tiêu thụ này người sản xuất khoai tây sẽ bán khoai tây với giá tuy thấp hơn thị trường nhưng họ bán được khối lượng sản phẩm khoai tây lớn. Đây là đối tượng thường xuyên gắn bó với hộ sản xuất khoai tây và là đối tượng thu gom khoai tây chủ yếu nhất trên địa bàn xã. Hàng năm các sản phẩm khoai tây được tiêu thụ qua đối tượng này chiếm khoảng 60 – 70% khối lượng khoai tây tiêu thụ trên toàn xã. Tuy nhiên, việc tiêu thụ qua đối tượng này còn phụ thuộc vào từng thời điểm, từng vùng.

Sơ đồ 4.1. Hệ thống phân phối sản phẩm khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng, năm 2016

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra (2016)

Đại lý thu mua khoai tây: chủ yếu nằm ở trung tâm huyện hoặc gần các

chợ, các khu thị trấn để thuận tiện cho việc thu mua. Các đại lý này nhận thu gom khoai tây với khối lượng lớn từ các tư thương thu gom khoai tây hoặc từ người sản xuất khoai tây đem đến tận nơi bán. Sau khi thu mua các đại lý thường bán cho công ty chế biến hoặc xuất khẩu khoai tây, ít khi các đại lý bán lẻ cho người tiêu dùng. Người sản xuất tiêu thụ khoai tây qua hình thức này chiếm khoảng 10 – 15% tổng khối lượng khoai tây sản xuất ra.

Các công ty chế biến các sản phẩm từ khoai tây và công ty xuất khẩu

khoai tây: Các công ty này thu mua khoai tây chủ yếu qua các nhà cung cấp trung gian như đại lý lớn nhỏ, ít khi mua trực tiếp từ người sản xuất. Một số trường hợp, các công ty tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại một địa phương nào đó, sau khi khoai tây được thu hoạch thì công ty nhận thu mua khoai tây trực tiếp từ người sản xuất.

10%%

Hộ nông dân sản xuất khoai tây

Người tiêu dùng Người thu gom

Đại lý thu mua khoai tây

Công ty chế biến và xuất khẩu khoai tây

70% 10% 10%

5%

55%

Qua sơ đồ kênh phân phối sản phẩm khoai tây ta thấy: hầu hết các hộ sản xuất khoai tây đều tiêu thụ qua kênh gián tiếp. Kênh tiêu thụ trực tiếp chỉ chiếm 10% khối lượng khoai tây tiêu thụ, còn 90% là tiêu thụ qua kênh gián tiếp. Trong đó, kênh gián tiếp thông qua người thu gom chiếm tỉ lệ lớn nhất (70% khối lượng khoai tây tiêu thụ), tuy nhiên sau từ người thu gom có thể tới nhiều đối tượng tiêu thụ khác mới đến người tiêu dùng như: qua đại lý (10%), qua công ty chế biến và xuất khẩu khoai tây (55%). Kênh gián tiếp từ người sản xuất tới đại lý thu mua lạc chiếm 10% và tới công ty chế biến xuất khẩu nông sản chiếm 10%. Tóm lại kênh phân phối sản phẩm khoai tây từ người sản xuất tới người tiêu dùng còn qua nhiều trung gian khác nhau, vì vậy mà người sản xuất luôn bị chèn ép về giá, làm giảm hiệu quả sản xuất.

4.2.6.2. Giá bán khoai tây có sự biến động qua các năm

Trước năm 2010 khi người nông dân và các cấp chính quyền chưa tiến hành liên hệ được với những doanh nghiệp thu mua khoai tây, bên cạnh đó chất lượng khoai tây ở huyện còn chưa được biết đến. Do vậy người dân bán trực tiếp sản phẩm ra ngoài thị trường với giá bán lẻ dao động từ 6.000 đồng/kg – 10.000 đồng/kg. Đến năm 2012, địa phương đã triển khai chương trình liên kết sản xuất đến người dân, và trên địa bàn xuất hiện các đơn vị thu gom được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. Giá khoai tây khi liên kết và bán cho đơn vị thu gom là 8.500 đồng/kg – 11.000 đồng/kg. Mức giá này sẽ thay đổi với những loại khoai tây có chất lượng khác nhau.

Tóm lại, trong những năm tới giá khoai tây trên thị trường có sự biến động và ở mức thấp. Đó là do đặc tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Mặc dù vậy, nếu người dân biết cách lựa chọn được thời điểm tiêu thụ và hình thức tiêu thụ thích hợp thì sẽ thu được lợi nhuận cao. Hộ nông dân sản xuất khoai tây trên địa bàn xã đang có xu hướng liên kết sản xuất khoai tây với các công ty.

4.2.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ Đông

Vụ Đông rất quan trọng đối với người nông dân, không những tạo thêm việc làm, giải quyết một phần lao động dư thừa trong nông thôn, nâng cao thu nhập, hiệu quả sử dụng đất mà còn lĩnh hội những kiến thức, những tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại áp dụng vào phát triển sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Từ đó, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, trình độ canh tác trong

phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển sản xuất các loại cây trồng nói riêng, trong đó cây khoai tây vụ Đông là chủ đạo.

Nhìn chung các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu là các gia đình thuần nông nên các công việc gieo trồng, chăm sóc, phun thuốc và thu hoạch rất ít thuê trừ những hộ có diện tích lớn. Bên cạnh đó, trên địa bàn hầu như là đổi công cho nhau, những hộ nào thu hoạch trước sẽ mượn công anh chị em, hàng xóm cùng làm và trả công khi các gia đình này thu hoạch. Hình thức thay phiên nhau cùng thu hoạch sẽ không tốn nhiều chi phí.

Đa số các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân đều nhằm mục đích thu lợi nhuận, kiếm thêm thu nhập. Người dân sản xuất khoai tây cũng nhằm mục đích đó, họ vừa tận dụng được diện tích canh tác vừa muốn có thêm một nguồn thu nhập. Tuy nhiên, người dân chỉ tập trung vào việc sản xuất khoai tây và nhận doanh thu từ bán sản phẩm khoai tây mà chưa có sự tính toán về kết quả và hiệu quả sản xuất khoai tây ra sao.

4.2.7.1. Kết quả sản xuất khoai tây của hộ nông dân

Qua bảng 4.19 dưới đây có thể cho thấy kết quả sản xuất của người dân từ hoạt động sản xuất khoai tây.

Bảng 4.19. Kết quả sản xuất khoai tây của hộ nông dânnăm 2015 (tínhbình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Đơn vị Chung QM lớn (1) QM TB (2) QM nhỏ (3) 1.Tổng chi phí (TC) 1000 đ 28.299,76 31.206,94 27.720,27 26.803,81 2. Giá trị sản xuất (GO) 1000 đ 104.236,67 117.383 106.175,16 92.090,7 3. Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 18.416,2 19.791,86 18.469,53 17.223,6 4. Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ 85.820,48 97.591,14 87.705,63 74.867,1 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ 85.696,86 95.000,93 85.513,92 74.672,64

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua bảng trên ta thấy, ở mức bình quân chung của các hộ điều tra, với mức chi phí trung gian là 18.416,2 nghìn đồng thì giá trị sản xuất là 104.236,67

nghìn đồng, giá trị gia tăng là 85.820,48 nghìn đồng, thu nhập hỗn hợp là 85.696,86 nghìn đồng.

Kết quả điều tra cho thấy,nhóm hộ sản xuất ở quy mô lớn có giá trị sản xuất bình quân đạt cao nhất và thấp nhất là hộ sản xuất ở quy mô nhỏ. Giá trị sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào năng suất khoai tây và giá bán sản phẩm. Giá bán khoai tây ở các quy mô khác nhau cũng có sự chênh lệch do ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm khoai tây nhưng không đáng kể, do giá bán theo giá thị trường. Vì vậy mà giá trị sản xuất của hộ đạt được chủ yếu phụ thuộc vào năng suất khoai tây. Nhóm hộ sản xuất với quy mô lớn có giá trị sản xuất đạt cao nhất là 117.383 nghìn đồng, cao hơn gấp 1,27 lần so với nhóm hộ sản xuất ở quy mô nhỏ và gấp 1,11 lần so với nhóm hộ sản xuất ở quy mô trung bình. Mức chênh lệch giữa các hộ sản xuất với quy mô khác nhau là rất lớn, do chi phí trung gian bình quân đầu tư cho sản xuất cũng có sự chênh lệch khá lớn. Vì vậy giá trị gia tăng đạt được cũng có sự chênh lệch. Hộ sản xuất với quy mô lớn vẫn là hộ có giá trị gia tăng cao nhất là 97.591,14 nghìn đồng, cao gấp 1,11 lần so với quy mô trung và 1,3 lần so với hộ sản xuất với quy mô nhỏ.

Qua phân tích bảng số liệu ta thấy sản xuất khoai tây ở quy mô càng lớn hộ nông dân càng chú trọng nhiều đến công chăm sóc do vậy sẽ mang lại năng suất cao cho người dân.

Như vậy có thể thấy rằng sản xuất khoai tây mang lại thu hập rất lớn. Nếu được chăm sóc và đầu tư đầu vào hợp lý thì cây khoai tây sẽ mang lại hiệu quả cao.

Qua bảng 4.20, có thể thấy rằng, cây khoai tây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây đậu tương- cũng là cây trồng được nhiều hộ nông dân lựa chọn. Xét về giá trị sản xuất năm 2015 có thể thấy, cây khoai tây gấp 3,36 lần so với cây đậu tương tương đương hơn 16 triệu đồng, lí do là năng suất đậu tương thấp hơn năng suất khoai tây, công chăm sóc nhiều hơn so với cây khoai tây. Mặc dù tổng chi phí cho sản xuất của cây đậu tương thấp hơn nhiều (khoảng 11,56 triệu đồng), mức đầu tư chi phí trung gian cho cây khoai tây cũng ở mức thấp hơn so với cây khoai tây 2,02 lần tương đương hơn hơn 1,5 triệu đồng. Do giá trị sản xuất thấp nên thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân từ sản xuất lạc cũng thấp hơn 3,72 lần tương đương hơn 14 triệu đồng.

Bảng 4.20. Kết quả sản xuất khoai tây và đậu tương của hộ nông dân năm 2015 (tính bình quân trên 1 hộ) 2015 (tính bình quân trên 1 hộ)

Chỉ tiêu Đơn vị Khoai tây (1) Đậu tương (2) So sánh (1)/(2) (lần) 1.Tổng chi phí (TC) 1000 đ 3.417,42 1.856,63 1,84 2. Giá trị sản xuất (GO) 1000 đ 22.990,89 6.837,67 3,36 3. Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 3.061,64 1.518,21 2,02 4. Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ 19.929,24 5.319 3,75 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ 19.735,91 5.304 3,72

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua đây có thể thấy rằng so với sản xuất đậu tương thì sản xuất khoai tây có lợi thế hơn nhiều. Giá trị mà cây khoai tây mang lại sẽ giúp hộ nông dân tiếp tục đầu tư cho phát triển sản xuất loại cây trồng này. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cây khoai tây đỏi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn hơn cây đậu tương cũng như các cây vụ Đông khác. Vì vậy, muốn phát triển sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất của hộ nông dân đỏi hỏi phải đảm bảo nguồn vốn cho phát triển sản xuất.

4.2.7.2. Hiệu quả sản xuất khoai tây của hộ nông dân

Hiệu quả sản xuất khoai tây là mối quan tâm hàng đầu của các hộ.

Do mức đầu tư về phân bón, giống và kinh nghiệm sản xuất khoai của các hộcũng khác nhau. Do vậy hiệu quả sản xuất của các hộ có sự khác nhau.

Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế khoai tây của hộ nông dânnăm 2015 (tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Đơn vị Chung QM lớn QM TB QM nhỏ

GO/IC Lần 5,69 6,00 5,72 5,35

MI/IC Lần 4,68 4,80 4,63 4,34

MI/công LĐ 1.000đ 287,1 250,5 255,0

Từ bảng 4.21 ta thấy, chỉ số GO/IC chung đạt 5,69 lần, tức là khi hộ nông dân đầu tư một đồng chi phí trung gian cho sản xuất khoai tây thì giá trị sản xuất thu về sẽ là 5,69 đồng. Đối với hộ sản xuất ở quy mô lớn, khi họ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì giá trị sản xuất thu về là 6 đồng, tăng 1,12 lần so với hộ sản xuất quy mô nhỏ giá trị sản xuất thu về là 5,35 đồng. Chỉ số MI/IC chung đạt 4,68 lần tức là khi hộ nông dân đầu tư một đồng chi phí trung gian cho sản xuất khoai tây thì thu nhập hỗn hợp sẽ đạt 4,68 đồng. Khi hộ sản xuất có quy mô cao cao thì khi đầu tư một đồng chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp thu về của hộ càng cao. Với cùng một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu nhập hỗn hợp thu về của hộ có quy mô lớn là 5 đồng, hộ có quy mô trung bình là 4,71 đồng còn hộ có quy mô nhỏ là 4,34 đồng. Thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động gia đình có các quy mô khác nhau cũng khác nhau. Hộ có quy mô lớn đạt 287,1 nghìn đồng/ ngày công, hộ có quy mô nhỏ là 255 nghìn đồng/ ngày công trong khi đó hộ có quy mô trung bình đạt 250 nghìn đồng/ ngày công.

Xét các chỉ số GO/IC, MI/IC, MI/ công lao động qua bảng số liệu 4.19 cho thấy tất cả các chỉ số này của nhóm hộ sản xuất với quy mô lớn cao hơn hai nhóm hộ còn lại. Điều đó chứng tỏ đầu tư cho sản xuất khoai tây của nhóm hộ sản xuất với quy mô lớn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó là đến nhóm hộ sản xuất với quy mô trung bình và cuối cùng là nhóm hộ sản xuất quy mô nhỏ.

Qua phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất khoai tây với các quy mô khác nhau ta thấy cần mở rộng diện tích sản xuất khoai tây và tập trung sản xuất thành vùng, thành quy mô lớn để hoạt động đầu tư sản xuất hiệu quả kinh tế cao.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOAI TÂY TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH TÂY TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)