(3) Tốc độ phát triển (%)
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (14/13) (15/14) BQ Khoai tây 16,2 55,3 17,5 60,1 19,5 63,9 106,1 111,4 108,7 Đậu tương 7,3 24,9 7,0 24,4 6,5 21,3 95,9 92,8 94,3
Ngô 3,2 10,9 3,8 13,2 2,3 7,5 118,7 60,5 84,7
Cây khác 2,6 8,9 2,4 2,3 2,2 7,2 92,3 91,7 92,0 DT vụ đông 29,3 100 28,7 100 30,5 100 97,9 106,3 102,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Tại huyện Đông Hưng, hầu hết các hộ nông dân sản xuất khoai tây vụ đông tại mỗi xã đều sử dụng đất đai của hộ đã được nhà nước giao ổn định và lâu dài. Qua điều tra, 100% số hộ sản xuất quy mô nhỏ sản xuất khoai tây trên phần diện tích của nhà mình được giao.Bên cạnh đó, một số ít hộ sản xuất quy mô lớn, ngoài diện tích của hộ còn mươn, thuê thêm diện tích của những hộ khác không sản xuất ở trong thôn, xã để phát triển mở rộng quy mô sản xuất.
Bảng 4.14. Dự định của hộ về phát triển sản xuất khoai tâyvụ đông năm 2015 năm 2015
STT Nội dung Tỷ lệ %/ tổng số hộ điều tra
1 Giữ nguyên đất 32,2
2 Mở rộng diện tích 56,9
3 Giảm diện tích 7,6
4 Bắt đầu trồng 0,0
5 Thôi không trồng 3,3
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.14 cho thấy, tỷ lệ các hộ dự định trong năm tới mở rộng diện tích chiếm tỷ lệ cao 56,9%, tỷ lệ các hộ có dự dịnh giữ nguyên diện tích chiếm 32,2%, các hộ có dự định giảm diện tích chiếm tỷ lệ thấp 4,44% tổng số hộ điều tra , có 3 hộ chiếm 3,3% có ý định thôi không trồng.
Nói chung, cây khoai tây chiếm thị phần lớn trong hệ thống cây trồng vụ đông trên địa bàn xã và cây khoai tây được xác định là cây trồng vụ đông thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy cây khoai tây luôn được chính quyền địa phương quan tâm mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng.
4.2.4.2. Lao động cho phát triển sản xuất khoai tây
Trong phát triển sản xuất thì lao động là yếu tố vô cùng cần thiết, đặc biệtlà kỹ thuật sản xuất của lao động. Tuy nhiên, qua điều tra tôi thấy rằng nhiều hộ nông dân ở đây còn thiếu kỹ thuật sản xuất khoai tây. Có rất nhiều lý do dẫn tới hiện tượng này như: Hộ nông dân sản xuất khoai tây ít được tập huấn, ít được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật,… nhưng quan trọng hơn cả đó là khả năng tiếp nhận cái mới, tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật của hộ nông dân còn nhiều hạn chế.
Theo kết quả điều tra, trong 90 hộ nông dân có 18 chủ hộ là lao động học hết cấp 1, chiếm 20%; chủ hộ có trình độ THCS chiếm 38,9% và PTTH chiếm 41,1%. Tuy là trình độ văn hóa của các hộ ở mức THCS và PTTH cao nhưng hầu hết các hộ này có nghề nghiệp kiêm ngành nghề; diện tích khoai tây của các hộ này ở quy mô nhỏ và trung bình. Còn lại là chủ hộ có tuổi đời cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất khoai tây nhưng việc khả năng học hỏi và vận dụng tiến bộ khoa học vào phát triển sản xuất còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc tham gia tập huấn của các hộ thuộc nhóm này đạt hiệu quả không cao.
Khoai tây là cây trồng vụ Đông quan trọng, thời gian yêu cầu lao động nhiều là thời điểm trồng và thu hoạch sản phẩm khoai tây. Qua điều tra cho thấy tại các hộ lao động phục vụ cho sản xuất khoai tây chủ yếu là lao động gia đình. Thời gian cần nhiều lao động nhất là thời điểm thu hoạch, hầu hết các hộ nông dân vào thời điểm này đều thiếu lao động và phải thuê lao động ngoài.