4.2.6.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm khoai tây
Tiêu thụ sản phẩm khoai tây trên địa bàn xã theo các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp. Kênh tiêu thụ gián tiếp gồm các kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3.
Kênh tiêu thụ trực tiếp: sản phẩm khoai tây được tiêu thụ trực tiếp từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Tuy kênh tiêu thụ này có giá cao, thu nhập từ sản phẩm khoai tây cũng tăng lên nhưng đây không phải là kênh tiêu thụ chính trên địa bàn huyện. Thường khối lượng sản phẩm khoai tây tiêu thụ trực tiếp có khối lượng tiêu thụ thấp và lẻ tẻ vì hộ không có thời gian cũng như phương tiện chuyển sản phẩm đi bán. Mặt khác tại các hộ gia đình công tác bảo quản khoai tây còn hạn chế do vậy khoai tây thu về không bán ngay sẽ làm chất lượng của khoai giảm dần. Chỉ khoảng 10% khối lượng khoai tây sản xuất ra được tiêu thụ qua kênh tiêu thụ trực tiếp và nằm rải rác ở một số hộ trên địa bàn xã.
Kênh tiêu thụ gián tiếp: tiêu thụ sản phẩm khoai tây qua một, hai hoặc ba trung gian tiêu thụ. Các tổ chức trung gian tiêu thụ bao gồm:
Tư thương thu gom khoai tây: thường là những người sản xuất khoai tây
và sinh sống trên địa bàn xã. Những tư thương này có thể là những chủ sản xuất khoai tây lớn, sẵn có một khối lượng khoai tây lớn trong nhà và muốn mua thêm, sau đó bán lại cho các đại lý hoặc các tư thương khác. Hình thức thu gom của các tư thương này có thể đến từng hộ sản xuất khoai tây để thu mua hoặc có thể đến các khu chợ, khu tập trung buôn bán để thu mua khoai tây. Qua kênh tiêu thụ này người sản xuất khoai tây sẽ bán khoai tây với giá tuy thấp hơn thị trường nhưng họ bán được khối lượng sản phẩm khoai tây lớn. Đây là đối tượng thường xuyên gắn bó với hộ sản xuất khoai tây và là đối tượng thu gom khoai tây chủ yếu nhất trên địa bàn xã. Hàng năm các sản phẩm khoai tây được tiêu thụ qua đối tượng này chiếm khoảng 60 – 70% khối lượng khoai tây tiêu thụ trên toàn xã. Tuy nhiên, việc tiêu thụ qua đối tượng này còn phụ thuộc vào từng thời điểm, từng vùng.
Sơ đồ 4.1. Hệ thống phân phối sản phẩm khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng, năm 2016
Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra (2016)
Đại lý thu mua khoai tây: chủ yếu nằm ở trung tâm huyện hoặc gần các
chợ, các khu thị trấn để thuận tiện cho việc thu mua. Các đại lý này nhận thu gom khoai tây với khối lượng lớn từ các tư thương thu gom khoai tây hoặc từ người sản xuất khoai tây đem đến tận nơi bán. Sau khi thu mua các đại lý thường bán cho công ty chế biến hoặc xuất khẩu khoai tây, ít khi các đại lý bán lẻ cho người tiêu dùng. Người sản xuất tiêu thụ khoai tây qua hình thức này chiếm khoảng 10 – 15% tổng khối lượng khoai tây sản xuất ra.
Các công ty chế biến các sản phẩm từ khoai tây và công ty xuất khẩu
khoai tây: Các công ty này thu mua khoai tây chủ yếu qua các nhà cung cấp trung gian như đại lý lớn nhỏ, ít khi mua trực tiếp từ người sản xuất. Một số trường hợp, các công ty tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại một địa phương nào đó, sau khi khoai tây được thu hoạch thì công ty nhận thu mua khoai tây trực tiếp từ người sản xuất.
10%%
Hộ nông dân sản xuất khoai tây
Người tiêu dùng Người thu gom
Đại lý thu mua khoai tây
Công ty chế biến và xuất khẩu khoai tây
70% 10% 10%
5%
55%
Qua sơ đồ kênh phân phối sản phẩm khoai tây ta thấy: hầu hết các hộ sản xuất khoai tây đều tiêu thụ qua kênh gián tiếp. Kênh tiêu thụ trực tiếp chỉ chiếm 10% khối lượng khoai tây tiêu thụ, còn 90% là tiêu thụ qua kênh gián tiếp. Trong đó, kênh gián tiếp thông qua người thu gom chiếm tỉ lệ lớn nhất (70% khối lượng khoai tây tiêu thụ), tuy nhiên sau từ người thu gom có thể tới nhiều đối tượng tiêu thụ khác mới đến người tiêu dùng như: qua đại lý (10%), qua công ty chế biến và xuất khẩu khoai tây (55%). Kênh gián tiếp từ người sản xuất tới đại lý thu mua lạc chiếm 10% và tới công ty chế biến xuất khẩu nông sản chiếm 10%. Tóm lại kênh phân phối sản phẩm khoai tây từ người sản xuất tới người tiêu dùng còn qua nhiều trung gian khác nhau, vì vậy mà người sản xuất luôn bị chèn ép về giá, làm giảm hiệu quả sản xuất.
4.2.6.2. Giá bán khoai tây có sự biến động qua các năm
Trước năm 2010 khi người nông dân và các cấp chính quyền chưa tiến hành liên hệ được với những doanh nghiệp thu mua khoai tây, bên cạnh đó chất lượng khoai tây ở huyện còn chưa được biết đến. Do vậy người dân bán trực tiếp sản phẩm ra ngoài thị trường với giá bán lẻ dao động từ 6.000 đồng/kg – 10.000 đồng/kg. Đến năm 2012, địa phương đã triển khai chương trình liên kết sản xuất đến người dân, và trên địa bàn xuất hiện các đơn vị thu gom được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. Giá khoai tây khi liên kết và bán cho đơn vị thu gom là 8.500 đồng/kg – 11.000 đồng/kg. Mức giá này sẽ thay đổi với những loại khoai tây có chất lượng khác nhau.
Tóm lại, trong những năm tới giá khoai tây trên thị trường có sự biến động và ở mức thấp. Đó là do đặc tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Mặc dù vậy, nếu người dân biết cách lựa chọn được thời điểm tiêu thụ và hình thức tiêu thụ thích hợp thì sẽ thu được lợi nhuận cao. Hộ nông dân sản xuất khoai tây trên địa bàn xã đang có xu hướng liên kết sản xuất khoai tây với các công ty.