Phần 3 .Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất khoai tây theo chiều rộng
+ Tổng số hộ, tổng số lao động sản xuất khoai tây qua các năm.
+ Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây bình quân/hộ trong toàn huyện. + Tổng diện tích khoai tây toàn huyện.
+ Tốc độ phát triển diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây qua các năm. + Tổng vốn đầu tư cho sản xuất khoai.
3.2.5.2. Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất khoai tây theo chiều sâu
+ Cơ cấu giống mới trong toàn huyện qua các năm. + Mức độ áp dụng các công nghệ, KHKT mới. - Số vụ bình quân/ năm
- Tiền giống đầu tư/vụ
- Giá trị phân bón trên 1ha gieo trồng - Thời gian sản xuất bình quân/ vụ + Đầu tư cơ sở hạ tầng.
+ Hiệu quả kinh tế
3.2.5.3. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển đổi giống cây trồng. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp bắt nguồn từ bản chất của HQKT. Hệ thống chỉ tiêu này, là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất nông nghiệp.
Các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất gồm:
- Khối lượng sản phẩm: là khối lượng từng loại sản phẩm được tạora trong
một chu kỳ sản xuất hoặc một thời kỳ.
- Giá trị sản xuất (GO- Gross Output): Là giá trị tính bằng tiền của toàn
bộ các loại sản phẩm sản xuất trong một chu kỳ sản xuất. Công thức tính:
Trong đó: Pi là giá bình quân của sản phẩm i Qi là sản lượng sản phẩm i
- Chi phí trung gian (IC – Intermediate): Là toàn bộ chi phí vật chất và
dịch vụ thường xuyên mà hộ nông dân đã chỉ ra trong một thời kỳ nhất định thường là một vụ hoặc một năm.
Công thức tính:
Trong đó: Pj là giá bán đơn vị vật tư thứ j Cj là lượng vật tư thứ j được sử dụng
Trong sản xuất nông nghiệp chi phí vật chất như: giống cây trồng, các loại phân bón (phân hữu cơ, vô cơ …), thuốc trừ sâu, nhiên liệu. Chi phí dịch vụ như làm đất, thuê đất, thuê nhân công giám sát các công trình thủy lợi, bảo vệ ruộng đồng, vận chuyển…
- Giá trị tăng thêm (VA – Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một chu kỳ sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian (IC). Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất quan tâm, nó thể hiện kết quả quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động trong quá trình sản xuất.
Công thức tính:
VA = GO – IC - Năng suất cây trồng
- Diện tích đất nông nghiệp, diện tích canh tác, diện tích gieo trồng từng loại cây.
- Thu nhập hỗn hợp:
Trong đó: A là phần khấu hao
T là thuế nông nghiệp, phí thủy lợi
Thuê lao động được chi trả tiền thuê lao động bằng tiền (nếu có)
3.2.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế bao gồm: + GO/TC + VA/TC + MI/TC + GO/IC + VA/IC + MI/IC + GO/công lao động + VA/công lao động + MI/công lao động