Phần 4 .Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuấtkhoai tâytạ
4.3.2. Các chính sách phát triển sản xuấtkhoai tâycủa hộ nôngdân
Để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cây khoai tây nói riêng từ cấp trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất tới người dân. Như chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới và tín dụng, trợ giá đầu vào và đầu ra cho phát triển sản xuất cây vụ đông, chính sách không thu thuế, thủy lợi phí ở những cây trồng vụ đông. Nhiều địa phương đã chủ động đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp nhằm khuyến khích nông dân mở rộng diện tích và đi vào thăm canh tăng năng suất. Trong những năm qua, trên cơ sở những chủ trương, chính sách của huyện, huyện Đông Hưng đã có những chính sách hỗ trợ phát triển vụ đông nói chung và cây khoai tây nói riêng để phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong đó có chính sách:
Về hỗ trợ giống: Huyện liên kết với các công ty giống cây trồng lấy về
những giống khoai tây sạch bệnh, năng suất cao rồi bán lại cho người dân. Khi mua giống khoai tây tại xã các hộ nông dân sẽ được hỗ trợ 30% giá giống. Nếu hộ gia đình chưa có đủ điều kiện trả tiền ngay xã sẽ cho chịu một phần tiền giống đến khi thu hoạch khoai tây xong sẽ hoàn lại số tiền giống cho xã. Trong những năm gần đây có thể thấy huyện Đông Hưng đã thật sự quan tâm đến sản xuất khoai tây của hộ nông dân. 100% các hộ nông dân được biết về chính sách hỗ trợ giống của nhà nước với cây khoai tây. Huyện đã đưa ra một số hỗ trợ về giống và các hộ dân ở đây đều biết đến hỗ trợ này. Tuy nhiên, trên địa bàn xã vẫn còn trên 70% số hộ nông dân sử dụng giống mua ngoài và tự có. Vì vậy, cần có các chính sách cũng như công tác tuyên truyền, vận động người dân trong huyện.
Về khuyến nông: Trong sản xuất thì đây là yếu tố tác động rất lớn đến hiệu
quả sản xuất. Mỗi năm, trước và trong quá trình sản xuất khoai tây xã có tổ chức các lớp tập huấn để cán bộ khuyến nông truyền đạt quy trình kỹ thuật sản xuất hợp lý và hiệu quả đến với người dân. Giới thiệu đến người dân biết những giống
cây trồng mới, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Công ty giống, bảo vệ thực vật cũng có những buổi gặp và nói chuyện với người dân giúp họ mua đúng loại thuốc, phun đúng thời vụ để đạt hiệu quả cao trong quá trình phát triển sản xuất cây khoai tây của hộ.Tuy nhiên công tác khuyến nông tại xã đạt kết quả chưa cao. Trước và trong quá trình sản xuất khoai tây xã có tổ chức 3-4 lớp tập huấn cho người dân. Sau các lớp tập huấn số người dân tiếp nhận được kiến thức áp dụng vào quá trình sản xuất chỉ đạt ở mức trung bình 65% số hộ.
Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ khuyến nông về tập huấnkỹ thuật canh tác cho người dân
Có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua huyện Đông Hưng đã đặc biệt quan tâm đến cây khoai tây. Xã đã có những chính sách, hỗ trợ cụ thể cho những hộ nông dân tham gia phát triển sản xuất khoai tây. Tuy nhiên, nếu muốn hoạt động phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn xã trong những năm tới có quy hoạch, không tự phát thì chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến chính sách hỗ trợđối với người dân tham gia sản xuất. Các chính sách đưa ra cần phù hợp với điều kiện của địa phương.
Chủ trương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện nói chung và đối với cây khoai tây nói riêng đều ảnh hưởng tới hoạt động phát triển sản xuất khoai tây của người dân.
Công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây của huyện cũng được chú trọng nhưng các lớp tập huấn đạt hiệu quả không cao. Mỗi lớp tập huấn mở ra có 66,67% số hộ sản xuất khoai tây tham gia tập huấn. Tuy nhiên, trong số những hộ tham gia tập huấn vẫn có những hộ không áp dụng được những gì học
Hiện nay, thực tế cho thấy ngày càng ít hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật được mở ra trong địa phương. Lý do không phải từ phía cán bộ khuyến nông mà phần lớn là do người dân. Do người dân có đủ kinh nghiệm để tham gia sản xuất khoai tây nên không tham gia tập huấn hoặc khi tham gia thì người dân chưa nhiệt tình tiếp thu và hợp tác cùng với cán bộ khuyến nông. Khi mở các lớp tập huấn thì chỉ có một vài hộ thực sự quan tâm mới tham gia vào lớp, còn nhiều hộ cần củng cố thêm kiến thức về kỹ thuật sản xuất thì lại không tham gia. Khi mở các lớp tập huấn mà không đạt hiệu quả cao thì các cán bộ khuyến nông như chúng tôi cũng rất băn khoăn. Hiện nay chúng tôi cũng chưa tìm ra hướng chuyển giao nào khác hiệu quả hơn.
được vào quá trình sản xuất khoai tây của mình, khiến quá trình sản xuất đạt hiệu quả chưa cao, không được như mong muốn.
Hộp 4.5. Diện tích sản xuất ít không cần tham gia tập huấn
Vợ chồng tôi đều làm công nhân, mỗi năm gia đình cũng có trồng 3-5 sào khoai tây vụ đông để tăng thu nhập cho gia đình. Cũng biết xã có thông báo lịch tập huấn nhưng vì 2 vợ chồng đều bận đi làm và thời gian tranh thủ ra ngoài ruộng; với diện tích trồng khoai của gia đình tôi cũng ít, mấy năm nay năm nào chẳng trồng như vậy nên chúng tôi không tham gia tập huấn.
(Ý kiến anh Lê Văn Nam, hộ sản xuất khoai tây xã Trọng Quan)
Tuy đã được biết về các chính sách cũng như các hỗ trợ khác của nhà nước và địa phương cho phát triển sản xuất khoai tây tuy nhiên các hộ nông dân sản xuất chưa biết được tầm quan trọng của những chính sách đó đã làm hộ nông dân gặp khó khăn ngay từ khâu chăm sóc đến khâu tiêu thụ sản phẩm, làm năng suất khoai tây của hộ không cao. Trong những năm tới xã cần có hướng đi khác để người dân tiếp cận được những chính sách.