Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 60 - 62)

* Thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.6. Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập 1 Cơ sở lý luận, thực tiễn ở

Việt Nam và thế giới

Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan

Tra cứu và chọn lọc thông tin

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, về kinh phí cấp trên, sự đóng góp của người dân

Ban thống kê, ban địa chính của huyện

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm

3 Thông tin về các quyết định, thông tư liên quan đến các giống lúa giao trồng trên địa bàn huyện

Ban thống kê, ban địa chính của huyện

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm và sơ kết năm.

Nguồn: tổng hợp điều tra của tác giả (2016)

* Thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tôi chọn 3 xã đại diện cho huyện đó là xã Trọng Quan, xã Hồng Giang, xã Phú Châu. Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng chính là người dân trong từng xã, lãnh đạo địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội; ngoài ra còn phỏng vấn các tổ chức, cá nhân thu mua lúa của người dân thông qua các câu hỏi đóng, mở trong phiếu điều tra liên quan đến đề tài nghiên cứu: Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ dân trên địa bàn mỗi xã nghiên cứu của huyện Đông Hưng bằng bảng câu hỏi có sẵn nhằm tìm hiểu việc phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng.

Bảng 3.7. Thu thập thông tin sơ cấp Đối tượng điều tra Mẫu điều tra

Nội dung thu thập Phương thức thu thập

Hộ nông dân

90 + Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tâybình quân mỗi hộ, mỗi giống, mỗi vụ và theo kĩ thuật canh tác khác nhau

+ Nguồn giống nhập và bảo quản giống qua các năm

+ Các khoản chi phí sản xuất, giá thành, giá bán ở mỗi hộ qua mỗi năm

+ Những khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân và ý kiến của nông dân trong sản xuất khoai tây

+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

+ Lấy ý kiến của người nông dân

Cán bộ Hội nông dân, Hội phụ nữ

5 + Nhận xét về kết quả hiệu quả sản xuất khoai tây

+ Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong sản xuất khoai tây

+ Phương hướng và giải pháp phát triển SX khoai tây Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã chuẩn bị trước Người thu gom và bán buôn

5 + Đặc điểm tiêu thụ khoai tây,giá thành, công tác bảo vệ sản phẩm sau thu hoạch; những thuận lợi, khó khăn và có định hướng trong việc tiêu thụ khoai tây

+ Nhận định về thị trường tiêu thụ trong những năm tới Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã chuẩn bị trước Lãnh đạo, khuyến nông viên

5 + Nhận định về thực trạng săn xuất, tiêu thụ khoai tây trên địa bàn xã

+ Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất khoai tây

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã chuẩn bị trước

Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số công cụ của phương pháp PRA:

- Thảo luận nhóm:tổ chức 3 nhóm, 4 người/ nhóm, hỏi về giống khoai tây,

giá thành, công tác chăm sóc, kĩ thuật canh tác, … so sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất khoai tây với các giống cây vụ đông khác

- Phỏng vấn bán cấu trúc:dùng các câu hỏi mở để nắm rõ tình hình sản

xuất của hộ và mong muốn, nguyện vọng của hộ về sản xuất khoai tây.

Trong quá trình điều tra nông dân, cần lắng nghe ý kiến đóng góp của họ với thái độ cởi mở, khiêm tốn, tránh hỏi dồn dập và hỏi những câu hỏi quá hóc búa; kiểm tra thông tin thu thập được trước khi sử dụng và tổ chức cuộc họp nhóm có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)