35 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd ,T 2, tr 134.
4.1.1. Bối cảnh quốc tế
Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919) là bước ngoặt trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc. Ở các nước tư bản, nhiều đảng dân chủ - xã hội thuộc Quốc tế Hai trước đó đã gia nhập Quốc tế Cộng sản.
Tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản (1920), V.I Lênin đã trình bày Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa và khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản; những người cộng sản phải giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. V.I.Lênin nhấn mạnh: “… điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là làm cho gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng dó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”(37).
Sau Đại hội II Quốc tế Cộng sản, dưới sự chỉ đạo của Lênin và Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, tháng 7-1920, tại thành phố Ba Cu (Thủ đô Adécbaidan thuộc Liên Xô cũ), Đại hội những người cộng sản và các chiến sĩ cách mạng phương Đông đã được tổ chức. Đây là sự kiện quan trọng thể hiện trách nhiệm tình đoàn kết chiến đấu giữa phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc. Được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, trong những năm 1920-1921, ở châu Á, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia, Thái Lan… Có thể nói, cách mạng giải phóng dân tộc theo xu hướng cách mạng vô sản bắt đầu có bước tiến mạnh mẽ.
Tiếp sau Đại hội Ba Cu, năm 1921, Trường Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông (gọi tắt là trường Đại học cộng sản Phương Đông) nhằm đào tạo cán bộ cách mạng các nước thuộc địa đã được thành lập theo quyết định của Quốc tế Cộng sản. Nhiều cán bộ cách mạng các nước phương Đông đã được gửi tới học tập.
Tại đây, các bạn học viên đã được trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và phương pháp tổ chức, lãnh đạo cách mạng. Gần 20
năm tồn tại (1921 - 1941), trường đã đào tạo hàng ngàn cán bộ cách mạng cho các nước phương Đông, không ít người sau này trở thành lãnh tụ, cán bộ lãnh đạo có uy tín ở các nước, trong đó có Việt Nam.
Đối với Đông Dương và Việt Nam
Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, Quốc tế Cộng sản đã quan tâm đến cách mạng Đông Dương. Tháng 4 - 1920, thành phố Sài Gòn đã được Quốc tế Cộng sản chọn làm địa bàn để thành lập trung tâm truyền bá lý luận cách mạng vào Đông Dương; hai cán bộ người Nga đã được phái đến để thực hiện. Nhưng tháng 11 - 1920, hai cán bộ này bị mật thám Pháp bắt và bị trục xuất. Có lẽ đây là sự kiện mà sau đó (1921), V.I.Lênin đã nhắc nhở Quốc tế Cộng sản: “Cần nghiên cứu kỹ hơn vấn đề Đông Dương và Angiêri, nhưng đây là nhiệm vụ mà những người Bônsêvích không nên ủy thác cho ai khác là ủy thác cho chính mình”(38).
Cùng với việc đào tạo hàng chục cán bộ cho cách mạng Việt Nam trong những năm 1920 - 1929, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tạo