Bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 89 - 92)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

9.1.1. Bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm

Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và hoàn thành vào tháng 10 năm 1947. Lúc này tình hình cách mạng của đất nước và công tác xây dựng Đảng có nhiều đặc điểm và đặt ra nhiều yêu cầu mới.

Về tình hình cách mạng của đất nước. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nhằm bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được, bảo vệ nền cộng hòa non trẻ đang ở năm đầu tiên, việc quân, việc nước biết bao khó khăn, bộn bề. Ở thành thị, nhân dân ta nghe theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh đã thực hiện tản cư, tiêu thổ kháng chiến. Cả thành thị và nông thôn đã tự phá hoại cầu, đường để ngăn chặn bước tiến của kẻ thù, phá hoại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của chúng. Quân và dân Thủ đô Hà Nội đã chiến đấu oanh liệt, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Trong cuộc đối đầu, đụng độ giữa ta và địch, quân đội viễn chinh Pháp đã thiệt hại ở Bắc Cạn, ở sông Lô. Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 vang dội đã có

tác dụng tạo niềm tin chiến thắng, khích lệ, cổ vũ tinh thần kháng chiến của quân và dân cả nước, trên khắp các chiến trường.

Về phía Đảng ta. Sau khi lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Trước vận mệnh mất còn của dân tộc, Đảng ta nhận vào mình trọng trách tổ chức, lãnh đạo toàn dân đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, gian khổ để trường kỳ kháng chiến nhưng nhất định thắng lợi. Kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh là đường lối chính trị, là chiến lược cách mạng của Đảng ta lúc bấy giờ. Nhân tố đầu tiên quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là vai trò lãnh đạo của Đảng với đường lối kháng chiến khoa học, đúng đắn ngay từ đầu. Song, để đường lối kháng chiến đúng đắn đó được thực hiện trong thực tiễn, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tư tưởng và tổ chức của Đảng, xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ "kháng chiến kiến quốc".

Thực hiện đường lối của Đảng đặt ra những thách thức, yêu cầu mới đối với mọi cán bộ, đảng viên, nhất là phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, nêu cao đạo đức cách mạng, biết hy sinh gian khổ, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, trước hết, gắn bó với quần chúng, học hỏi quần chúng, khêu gợi và tổng kết những sáng kiến của quần chúng, tổ chức quần chúng trong phong trào thiết thực, xây dựng các tiềm lực đủ sức tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện.

Cuộc kháng chiến thần thánh càng đặt ra yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, xa rời quần chúng, đòi hỏi gay gắt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phải thiết thực, có lợi cho nhân dân, cho kháng chiến, chống thói ba hoa, lý luận suông, những lời hô hào hình thức, sáo rỗng. Cuộc đấu tranh cách mạng và vai trò xung kích của người đảng viên đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức.

Trong điều kiện cả nước có chiến tranh, Đảng chủ trương xây dựng các "chi bộ tự động công tác" nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo của các cấp bộ Đảng. Đồng thời, phát động kết nạp "lớp đảng viên tháng Tám để tăng lực lượng lãnh đạo của Đảng". Trong quá trình thực hiện các chủ trương trên đã bộc lộ những thiếu sót trong công tác lãnh đạo và lối làm việc, trong công tác tổ chức và tư tưởng của Đảng. Những thiếu sót, nhược điểm của cán bộ, đảng viên làm giảm uy tín của Đảng, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. Nhằm tăng cường công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tạo ra sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, ngày 1-3-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi các đồng chí đảng viên ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Hai địa phương đó đang có nhiều vấn đề bức xúc trong công tác xây dựng Đảng. Qua mấy tháng theo dõi việc thực hiện các bức thư, Hồ Chí Minh thấy rõ sự chuyển biến của đảng viên chưa nhiều. Cán bộ, đảng viên các nơi hoặc chỉ nghiên cứu qua loa, hoặc nhận thấy khuyết điểm rồi nhưng không cố gắng sửa chữa. Đặc biệt: "Cán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to, khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa".

Để có tài liệu cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng trên các mặt tư tưởng, đạo đức và phương pháp làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Z.Y.Z đã viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" vào tháng 10-1947 và nước Nhà xuất bản Sự thật xuất bản và phát hành đầu năm 1948.

9.1.2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" đề cập đến các vấn đề quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, tổ chức, phương thức, phương pháp lãnh đạo và công tác quần chúng của Đảng trong điều kiện đất nước thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc.

Về hình thức, tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" được chia thành 6 mục lớn, đánh số thứ tự từ I đến VI. Cụ thể: I. Phê bình và sửa chữa; II. Mấy điều kinh nghiệm; III. Tư cách và đạo đức cách mạng; IV. Vấn đề cán bộ; V. Cách lãnh đạo; VI. Chống thói ba hoa. Trong mối mục lớn có nhiều mục nhỏ được sắp xếp theo một trật tự lôgíc chặt chẽ, bảo đảm tính liên hoàn, chỉnh thể của một tác phẩm lý luận.

Về nội dung, tác phẩm tập trung vào ba vấn đề lớn, quan trọng nhất: đạo đức cách mạng; cán bộ và công tác cán bộ của Đảng; phương thức, phương pháp lãnh đạo của Đảng. Đây chính là ba vấn đề liên quan mật thiết và ảnh hưởng qua lại trong vai trò lãnh đạo của Đảng: cán bộ, đảng viên phải là tấm gương về đạo đức cách mạng; có cán bộ tốt, có đạo đức cách mạng thì mới có thể tổ chức, lãnh đạo được nhân dân; trong vai trò tổ chức, lãnh đạo của Đảng thì cán bộ là khâu quyết định.

9.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

"Sửa đổi lối làm việc" là một tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập rất bổ ích, thiết thực, một cuốn sách "gối đầu giường" của cán bộ, đảng viên để tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức, phương pháp và phong cách công tác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w