Giá trị thực tiễn:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 149 - 150)

73 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Sđd, tr 563.

13.3.2. Giá trị thực tiễn:

Đối với trước đây:

Tác phẩm là tài liệu học tập thiết thực, bổ ích trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên trở thành những người cách mạng trung thành với sự nghiệp của Đảng, của nhân dân, góp phần tạo động lực thúc đẩy mạnh kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công.

Tác phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục lại tinh thần cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta lúc này đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt. Những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch nêu lên trong tác phẩm Cần kiệm liêm chính đã có tác dụng chỉ dẫn, giáo dục và động viên kịp thời đội ngũ cán bộ, đảng viên củng cố lực lượng, chấn chỉnh kỷ luật, giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức; tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo, động viên toàn quân, toàn dân tích cực tham gia công tác, chiến đấu để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi cuối cùng.

Tác phẩm cũng là những tâm huyết, trăn trở của Hồ Chí Minh trước những suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên lúc bấy giờ và rất cần phải được trấn chỉnh kịp thời. Có như vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc mới giành được thắng lợi hoàn toàn.

Đối với hiện nay:

Chủ trương của Hồ Chủ tịch về thực hành cần kiệm liêm chính từ hơn 60 năm trước, đến nay vẫn có giá trị thời sự đối với công cuộc đổi mới của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã và đang được tiến hành nhiều năm qua. Thực hành cần kiệm liêm

chính đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên và của tổ chức Đảng trong thời kỳ Đảng chuyển sang thực hiện sứ mệnh cầm quyền chính là một bước ngoặt mới của phong trào cách mạng, đồng thời cũng là một bước ngoặt mới trong qúa trình lãnh đạo của Đảng. Thực hiện chủ động và thành công bước ngoặt quan trọng ấy, cũng như nhiều bước ngoặt khác trong suốt quá trình cách mạng lâu dài gian khổ nhưng hết sức vẻ vang, Đảng ta, nhân dân ta đã rèn luyện, tích lũy, nâng cao trí tuệ, bản lĩnh, tình cảm và đạo đức cách mạng. Chính kinh nghiệm và năng lực quý báu đó là một trong những nhân tố góp phần quyết định làm nên quyết sách đổi mới và quá trình dổi mới ngày càng đạt kết quả to lớn, tốt đẹp của Đảng ta và nhân dân ta hơn 25 năm qua.

Chủ trương cụ thể, trực tiếp, rõ ràng của Hồ Chủ tịch về thực hành cần kiệm liêm chính có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay, nhất là về mặt đạo đức. Chỉnh đốn, xây dựng Đảng chính là để đổi mới thành công; để đạt mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng ấy của Người, góp phần làm tốt nhiệm vụ quan trọng then chốt này, Đảng ta đã phát động Cuộc vận động lớn về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhất là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính của Người trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã đề ra hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức; gắn xây dựng và chỉnh đốn Đảng với đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Điều đó thể hiện quyết tâm cao của Đảng trong việc xây dựng “đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Chương 14: DI CHÚC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w