Nguyễn Ái Quốc nhận được những thông tin về tình hình trên khi Người đang hoạt động ỏ Đông - Bắc Xiêm (Thái Lan). Tự ý thức rõ vai trò, cương vị và trách nhiệm của mình, từ Xiêm, Người trở lại Quảng Châu, đồng thời triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Với tài năng, uy tín và tư cách đại diện của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã dự thảo các văn kiện và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng với sự tham dự của các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng(41). Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành một Đảng Cộng sản; định tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thảo luận và thông qua các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc dự thảo gồm Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện này đã xác định những vấn đề cơ bản về tính chất, mục tiêu, chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam; về Đảng và xây dựng Đảng, hợp thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CƯƠNG LĨNH CHÍNHTRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
4.2.1. Xác định mâu thuẫn xã hội, đối tượng và lực lượng cách mạng
Về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, Cương lĩnh đã khái quát, chủ nghĩa đế quốc Pháp đã thực hiện chính sách độc quyền ,“Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung, đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc”(42). Hai mâu thuẫn cơ bản nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với
41 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không cử được đại biểu tham dự Hội nghị vì hầu hết đại biểu dự Hội nghịthành lập tổ chức này bị bắt. Ngày 24 - 2 - 1930, tại Sài Gòn, một cuộc họp có đồng chí Ngô Gia Tự, Bí thư Chấp thành lập tổ chức này bị bắt. Ngày 24 - 2 - 1930, tại Sài Gòn, một cuộc họp có đồng chí Ngô Gia Tự, Bí thư Chấp ủy lâm thời Nam Kỳ đại diện Trung ương lâm thời - đồng chí Hoàng Quốc Việt và các đại biểu Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã nhất trí việc Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.