Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Sđd, tr 585-586.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 75 - 77)

Những quan điểm của Hồ Chí Minh trong tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nông dân trở thành cơ sở để Người biên soạn những tác phẩm về quân sự như: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Pháp, Kinh nghiệm du kích Tàu ...sau này.

Tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nông dân là tài liệu quý giá, hữu ích đối với các Đảng Cộng sản anh em và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, trong việc tổ chức và chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng cả về chính trị và quân sự trong nông dân.

7.3.2.2. Tác phẩm Chiến thuật du kích (Cách đánh du kích) Hoàn cảnh ra đời

Sau 30 hoạt động ở nước ngoài, ngày 28-1-1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Tháng 5- 1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị TW lần thứ 8 tại Pác Pó (Cao Bằng), thành lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng, chờ thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền.

Sang năm 1944, trước sự biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới có lợi cho cách mạng, (Hồng quân Liên Xô giành những thắng lợi quan trọng ở mặt trận châu Âu; Mỹ mở mặt trận Thái Bình Dương, phe Đồng Minh tuyên chiến với phát xít), nhận định thời cơ khởi nghĩa đang đến gần, Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, thành lập căn cứ địa, mở lớp chiến thuật du kích. Đồng thời, tích cực phát triển tổ chức Việt Minh, mở rộng cơ sở cách mạng, đặt kế hoạch vũ trang chống Pháp, chống Nhật. Để phục vụ cho công tác huấn luyện du kích, bồi dưỡng kiến thức quân sự cho cán bộ, Hồ Chí Minh biên soạn tác phẩm Chiến thuật du kích (Cách đánh du kích). Cuốn sách được Việt Minh xuất bản lần thứ 2 vào tháng 5-1944.

Kết cấu và nội dung tác phẩm

Tác phẩm Chiến thuật du kích (xuất bản lần 2 tháng 5-1944) có bố cục gồm 13 chương. Trong 3 chương đầu, nội dung các chương nói về khái niệm du kích và lý luận về cách đánh du kích.

Chương 1: Du kích là gì. Tác giả viết: “Du kích là đánh úp hay đánh lén, đánh lúc kẻ thù không ngờ, không phòng. Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc“67. Theo Hồ Chí Minh: “Biết đánh du kích thế nào cũng thắng lợi. Muốn đánh du kích cho thắng lợi cần bốn điều:

1. Phải có con đường chính trị đúng.

2. Phải dựa trên cơ sở quần chúng. Theo Hồ Chí Minh:Muốn đánh du kích cần phải có dân chúng tham gia và giúp sức. "Du kích như cá, dân chúng như nước. Cá không có nước thì cá chết, du kích không có dân chúng thì du kích chết".

3. Phải có tổ chức vững chắc và nghiêm mật. 4. Phải có một lối đánh rất tài giỏi”68.

Chương 2, về cách Tổ chức đội du kích, tác giả chỉ ra 4 vấn đề cơ bản trong việc tổ chức: 1. Tiểu tổ du kích ; 2. Chi đội; 3. Tư cách đội viên du kích ; 4.Cơ quan chỉ huy.

Chương 3 : Nguyên tắc của cách đánh du kích. Có 4 nguyên tắc: 1. Giữ quyền chủ động ; 2. Hết sức nhanh chóng; 3. Bao giờ cũng giữ thế công ; 4. Phải có kế hoạch thích hợp và chu đáo.

Theo Hồ Chí Minh, Đánh du kích cần chú ý 4mưu mẹo lớn: 1. Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, náo phía đông đánh phía tây. 2. Tránh trận gay go, không chết sống giữ đất. 3. Hoá chỉnh vi linh (nghĩa là phân tán), hoá linh vi chỉnh

(nghĩa là tập trung) ; 4. Mình yên đánh quân thù động, mình khoẻ đánh quân thù mệt. Đánh du kích phải giữ quyền chủ động”69.

Mười chương còn lại, Hồ Chí Minh chỉ dẫn cụ thể về chiến thuật của cách đánh du kích, như: Chương 4: Cách tấn công và tập kích; Chương 5: Phục kích; Chương 6: Cách phòng ngự; Chương 7: Cách đánh đuổi giặc; Chương 8: Cách rút lui; Chương 9: Phá hoại; Chương 10: Thông tin liên lạc; Chương 11: Hành quân; Chương 12: Đóng quân; Chương 13: Căn cứ địa.

67 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr.499.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w