Những đặc điểm chủ yếu trong các tác phẩm quân sự của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 70 - 71)

55 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, tr 1.

7.2.2. Những đặc điểm chủ yếu trong các tác phẩm quân sự của Hồ Chí Minh

Một là các tác phẩm do Người biên soạn, như cuốn: Công tác quân sự của Đảng trong nông dân, xuất bản ở Đức năm 1928; và các cuốn Chiến thuật du kích quyển II, Việt Minh xuất bản năm 1942; Quyển IV, Việt Minh xuất bản năm 1944...vv.

Hai là các tác phẩm do người biên dịch, giới thiệu từ các tác phẩm quân sự nổi tiếng của nước ngoài, hoặc tổng kết kinh nghiệm về chiến tranh du kích của các nước. Như cuốn Phép dùng binh của ông Tôn Tử, (biên dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc); cuốn Kinh nghiệm du kích Pháp, cuốn Tỉnh ủy bí mật, cuốn

Kinh nghiệm du kích Tàu...vv. Có thể nói, về số lượng, các tác phẩm về quân sự của Hồ Chí Minh không đồ sộ về số lượng, nếu so sánh với số lượng những tác phẩm viết về các nội dung khác.

7.2.2. Những đặc điểm chủ yếu trong các tác phẩm quân sự của Hồ ChíMinh Minh

Đặc điểm thứ nhất trong các tác phẩm quân sự của Hồ Chí Minh là có tính cách mạng triệt để.

Tính cách mạng triệt để được thể hiện rất rõ ràng trong tác phẩm quân sự đầu tiên của Hồ Chí Minh, tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nông dân. Người viết: "Cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp, nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nhân dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng - cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản. Trong thời kỳ cách mạng tư sản dân quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để thực hiện các khẩu hiệu của mình và chuyển cuộc cách mạng tư sản dân quyền thành cách mạng vô sản không thể giành thắng lợi hoàn toàn nếu không có khối liên minh cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân"57.

Đặc điểm thứ hai là các tác phẩm quân sự của Hồ Chí Minh có tính thực tiễn sâu sắc.

Không chỉ phổ biến về kiến thức, lý luận quân sự, các tác phẩm của Hồ Chí Minh đã phản ánh thực tế tình hình cách mạng trong nước và trên thế giới một cách sinh động, gắn lý luận quân sự với thực tế phong trào cách mạng.

Đặc điểm này được thể hiện trong các tác phẩm Chiến thuật du kích và trong tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nông dân của Hồ Chí Minh.

Trong tác phẩm này, Người phản ánh tình hình cách mạng sôi động ở miền Nam Trung Quốc với sự kiện Quảng Châu công xã (11-1927). Từ đó Người đã rút ra những nhận xét về sự hoạt động non kém của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nông dân; bước đầu nêu ra những ý tưởng về xây dựng căn cứ địa, về thời cơ khởi nghĩa, về liên minh công nông, về xây dựng lực lượng vũ trang - các đội du kích trong nông dân ở những nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp.

Đặc điểm thứ ba, các tác phẩm quân sự của Hồ Chí Minh có sự kết hợp chặt chẽ giữa trình bày kinh nghiệm lịch sử với phân tích lý luận.

Nội dung nhiều tác phẩm quân sự của Hồ Chí Minh trình bày, phổ biến về kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của cha ông ta, đó là kinh nghiệm đánh du kích. Để người đọc hiểu được một cách dễ dàng, nắm được những nội dung cốt lõi kiến thức quân sự của thời trước, vận dụng vào điều kiện lịch sử thực tiễn, Hồ Chí Minh giải thích một cách đơn giản: Du kích là đánh úp hay đánh lén, đánh lúc kẻ thù không ngờ, không phòng. Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc“58.

Kết hợp giữa trình bày kinh nghiệm lịch sử, tri thức quân sự với phân tích lý luận, trong tác phẩm Phép dùng binh của ông Tôn Tử, khi nói về cách Đánh bằng mưu, Hồ Chí Minh nêu nội dung cơ bản, sau đó luận giải và liên hệ. Người viết: “Cho nên phép dùng binh: lúc đánh thành, sức ta gấp 10 địch, thì vây nó, gấp năm thì đánh nó. Gấp hai thì chia hai mặt đánh nó. Lúc đánh nơi khác: sức ngang nhau thì đánh. Ta kém địch thì giữ. Ta kém quá, thì tránh nó. Cho nên, nếu sức ta kém địch mà cứ đánh liều thì chắc thất bại”59.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w