Nghĩa lý luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 122 - 124)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

11.3.1. nghĩa lý luận

Góp phần làm phong phú lý luận Mác - Lênin trên nhiều khía cạnh về lý luận như con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có hoàn cảnh khác nhau; lý luận về Đảng và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh...

Góp phần hình thành đường lối cách mạng của Đảng trên nhiều lĩnh vực.

Tiếp tục soi sáng nhiều vấn đề lý luận trong công cuộc đổi mới.

11.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Có ý nghĩa củng cố chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến đi đến thắng lợi.

Có ý nghĩa thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Chương 12: DIỄN VĂN KHAI MẠC LỚP HỌC LÝ LUẬN KHÓA I TRƯỜNG NGUYỄN ÁI QUỐC

12.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước tạm thời chia làm hai miền: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam vẫn dưới ách thống trị của đế quốc, tay sai, tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế và xây dựng lại nước nhà: Tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện “người cày có ruộng” để giải phóng nông dân, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thanh toán nạn mù chữ, giữ gìn sức khỏe, xây dựng đời sống mới… Tất cả những điều đó cần phải có đội ngũ cán bộ bảo đảm về số lượng và chất lượng.

Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, ngày 7- 9-1957, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc72 đã mở lớp lý luận trung cao cấp dài hạn đầu tiên, mở đầu cho thời kỳ giáo dục lý luận một cách cơ bản và có hệ

72 Tên Trường qua các thời kỳ: Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (1949-1954); Trường Nguyễn Ái Quốc Trungương (1955-1975); Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1976-1986); Học viện Nguyễn Ái Quốc (1986- ương (1955-1975); Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1976-1986); Học viện Nguyễn Ái Quốc (1986- 1996); Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997-2010); Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011 đến nay).

thống. 425 cán bộ cao cấp, trung cấp của Đảng ở Trung ương và các địa phương đã tham dự lớp học này.

Nhân dịp khai giảng khóa I, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và có bài diễn văn quan trọng về học tập lý luận.

12.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

12.2.1. Kết cấu của tác phẩm

Bài Diễn văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia làm ba khổ, không đánh số mà cách nhau bằng các dấu sao. Về phương pháp trình bày, Người đi từ khái quát đến giải thích cụ thể.

- Khổ 1 giải thích vì sao phải học lý luận? - Khổ 2 bàn về tình hình học lý luận của cán bộ.

- Khổ 3 bàn về cách học lý luận thế nào cho đúng và thái độ của người học lý luận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w