thực dân Pháp xâm lăng và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến phản động.
Từ xác định mâu thuẫn trên, Cương lĩnh xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc thực dân Pháp và đại địa chủ, phong kiến phản động.
Về lực lượng cách mạng và sách lược của Đảng, Cương lĩnh xác định: Đảng “phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa hẳn vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”. “Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã), khỏi dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia ”, “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, thanh niên, Tân Việt… để kéo họ đi vào phe vô sản, giai cấp”. “Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ”. “Trong khi liên lạc với giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”. (43)
4.2.2. Con đường, mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
Nội dung, quan điểm trong Cương lĩnh khẳng định rõ, con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản, trải qua các bước với các mục tiêu là từ giải phóng dân tộc, thực hiện các nhiệm vụ dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chiến lược cách mạng của Đảng mà Cương lĩnh đã chỉ ra là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(44).
Những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể hay những chính sách lớn của Đảng mà Cương lĩnh khẳng định là: