GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 87 - 89)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

8.3. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM

8.3.1. Giá trị lý luận

Vận dụng lý luận Mác – Lênin, từ việc kế thừa giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống các quan điểm lý luận hoàn chỉnh về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong điều kiện một nước lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

Hồ Chí Minh đã có những phát kiến sáng tạo lý luận trong quan niệm về văn hóa, con người, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, phổ quát và đặc thù, riêng và chung, các cách làm linh hoạt. Toàn bộ tác phẩm toát lên tinh thần đổi mới rất rõ.

Tác phẩm thể hiện phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh: khoa học mà dung dị, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, súc tích, ngắn gọn.

Tác phẩm là cơ sở lý luận quan trọng định hướng cho việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc ta trong kháng chiến, kiến quốc, làm nên những thay đổi mang tính cách mạng trong suy nghĩ, lối sống, nếp sống theo hướng văn minh, tiên tiến, hiện đại

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tác phẩm Đời sống mới vẫn giữ nguyên tính thời sự thực tiễn nóng hổi

Thực tiễn xây dựng nông thôn mới thời gian qua cho thấy, có 4 chương trình mục tiêu cơ bản, trọng tâm cầm tập trung chỉ đạo và thực hiện là: quy hoạch, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hóa. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, 11 nội dung chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhất là phát triển sản xuất hàng hóa luôn đi đôi, gắn liền với xây dựng đời sống văn hóa; phải lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Xây dựng đời sống văn hóa của nông thôn mới cần gắn với cội nguồn, nhân tố trung tâm là con người - cá nhân và cộng đồng trong các gia đình, làng xã. Trong nhân cách mỗi người, văn hóa gia đình, văn hóa làng xã cần khắc sâu các giá trị tinh thần Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; lòng yêu nước thương dân, tất cả vì lợi ích chung như Bác dạy. Nếu trong làng xã, hệ thống chính trị còn có một số không nhỏ cán bộ, đảng viên chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân ích kỷ, tệ hại; thì còn lâu mới có nông thôn mới. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới cũng cho thấy, trong xây dựng nông thôn mới, con người, mỗi người cá nhân, gia đình, làng xã, cả hệ thống chính trị, nhất là nông dân là chủ thể tư duy năng động, sáng tạo. Người nông dân chỉ thực sự là chủ thể của xây dựng nông thôn mới khi họ thực hành đời sống mới Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Bên cạnh xây dựng đời sống đạo đức mới - đạo đức cách mạng - cái gốc của văn hóa mới cho nông dân, chúng ta cần phát huy truyền thống tâm lý tốt đẹp như đức tính cần cù, lòng yêu nước, tính trung thực, lối sống có tình có nghĩa, và xóa bỏ tâm lý tiểu nông hạn hẹp ở họ. Muốn xây dựng thành công nông thôn mới, trước hết, chúng ta cần coi trọng công tác

thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi người dân về nông thôn mới, nhất là về đời sống mới - thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Như vậy, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới từ 66 năm trước đã tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Ngày nay, lời dạy ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng; trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế toàn diện và chuyển đỗi kinh tế toàn cầu.

Chương 9: SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC

"Sửa đổi lối làm việc" là một tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện nay được đăng trong tập 5 bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, từ trang 229 đến trang 306, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2000.

9.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI, CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG VÀ KẾTCẤU CỦA TÁC PHẨM CẤU CỦA TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w