lệnh Đảng… thời được vào Đảng”(47). Vai trò của Đảng là lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động bị áp bức tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng, giành độc lập dân tộc, trở thành đảng cầm quyền và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện mục tiêu ấy, trong sự nghiệp cách mạng Đảng tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp quần chúng yêu nước, kể cả những người thuộc tầng lớp trên, nhưng Đảng không bao giờ hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân - hai giai cấp “là chủ lực quân” của cách mạng cho giai cấp nào khác. Những nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của đảng kiểu mới của giai cấp công nhân được Điều lệ vắn tắt của Đảng khái quát rõ. Đây cũng là một trong những tiêu chí xác định bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
4.2.3.2. Về Xây dựng Đảng
Vấn đè này được thể hiện tập trung trong Điều lệ vắn tắt của Đảng. Từ tên Đảng, tôn chỉ của Đảng, lệ vào Đảng với những qui định về tư tưởng chính trị, sự giác ngộ lý tưởng của người vào Đảng chính là sự thể hiện vấn đề xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng.
Những quy định về hệ thống tổ chức của Đảng qui định các cấp bộ Đảng (4 cấp): cơ sở (chi bộ), Đảng bộ cơ sở (Huyện bộ, Thị bộ, hay khu bộ), Đảng bộ địa phương (tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ) và cao nhất là cấp Trung ương.
Các mục qui định về tiêu chuẩn người vào Đảng, trách nhiệm của đảng viên, quyền lợi của đảng viên, các cấp đảng chấp hành ủy viên (cấp ủy), kinh phí đảng, kỷ luật đảng là những điều thể hiện những nguyên tắc xây dựng Đảng về tổ chức sinh hoạt Đảng, kỷ luật Đảng theo những nguyên tắc mác xít được cụ thể hóa một cách vắn tắt, trong đó nổi bật là các nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng và nguyên tắc kỷ luật đảng nghiêm minh.
4.3. Ý NGHĨA CỦA CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CỘNGSẢN VIỆT NAM SẢN VIỆT NAM
4.3.1. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng phù hợp với nguyện vọng củađại đa số quần chúng lao động và yêu nước Việt Nam đại đa số quần chúng lao động và yêu nước Việt Nam
Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được các tầng lớp quần chúng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là một thực tế lịch sử. Điều này có được bởi quan điểm và đường lối cách mạng Việt Nam thể hiện trong các văn kiện đáp ứng đúng nguyện vọng của đại đa số quần chúng lao động bị áp bức đó là độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc.
Đường lối của Đảng trong Cương lĩnh đầu tiên đi vào thực tiễn cách mạng Việt Nam thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, bước lên vũ đài chính trị. Thông qua đội tiên phong chiến đấu của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam đã đảm nhận vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, từng bước đưa lịch sử dân tộc phát triển theo xu hướng thời đại, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối lãnh đạo phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Tuy có thời kỳ bị phê phán, bị thủ tiêu, xong quá trình quan điểm, đường lối của Đảng ta dần dần trở lại với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, được bổ sung, phát triển trong những năm 1936-1939, 1939-1941, đặc biệt là khi Hồ Chí Minh về nước (1941), Đảng lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, giành lại nền độc lập dân tộc đã minh chứng tính đúng đắn, khoa học cách mạng của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta. Ba mươi năm sau khi Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng được củng cố và tăng cường”(48).