Giá trị thực tiễn của tác phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 111 - 113)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

10.3.2. Giá trị thực tiễn của tác phẩm

Báo cáo đã đề ra đường lối kháng chiến trường kỳ trong giai đoạn mới, thể hiện tinh thần chủ động, độc lập sáng tạo của Đảng ta thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp mau đi tới thắng lợi.

Báo cáo đã góp phần củng cố, tăng niềm tin tưởng và quyết tâm của nhân dân ta vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đối với hiện nay: Nhiều vấn đề mà Báo cáo đề cập tới vẫn mang tính hiện thực sâu sắc. Đó là quan điểm về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, vai trò của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của chủ nghĩa yêu nước. Đó là quan điểm về vấn đề xây dựng Đảng, những căn bệnh mà đảng viên, cán bộ cần tránh. Đó là quan điểm về nền tảng tư tưởng của Đảng; bản chất giai cấp của Đảng, Đảng của dân tộc như Đại hội X đã khẳng định.

Chương 11: GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “THƯỜNG THỨC CHÍNH TRỊ”

11.1.BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM

11.1.1. Bối cảnh ra đời của tác phẩm

Thời điểm cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang trên thế tiến công và phản công mạnh mẽ nhằm đánh thắng những nỗ lực chiến tranh cao nhất của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ được thể hiện trong kế hoạch Nava. Đảng ta và Chủ

tịch Hồ Chí Minh tập trung lãnh đạo mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954. Để tăng cường sức mạnh cho cuộc kháng chiến, nhất là sức mạnh chính trị, tinh thần, tư tưởng và tổ chức của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo đề cập tới những vấn đề về giai cấp, dân tộc, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản, phong kiến, địa chủ, lập trường giai cấp và thành phần xuất thân, lực lượng và động lực cách mạng, v.v..

Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định những chủ trương và chỉ đạo thực hiện cuộc vận động triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khóa II (1-1953), lần thứ 5 khóa II (11-1953), Cương lĩnh ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam (11-1953) và nhiều văn kiện khác của Trung ương Đảng trình bày rõ đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn, phương châm, kế hoạch lãnh đạo thực hiện cuộc vận động này.

Công tác xây dựng Đảng được Trung ương xác định là tiến hành chỉnh huấn tại các cơ quan Trung ương, chỉnh đốn chi bộ vùng nông thôn trong phát động quần chúng triệt để giảm tô và chi bộ vùng sau lưng địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 9 bài liên quan đến nội dung chỉnh huấn, chỉnh Đảng (3 bài chỉnh Đảng, 6 bài chỉnh huấn).

Tác phẩm Thường thức chính trị ra đời trong bối cảnh đó.

11.1.2. Kết cấu của tác phẩm

Tác phẩm tập hợp 50 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh Đ.X., đăng trong chuyên mục Thường thức chính trị, báo Cứu quốc từ số 2253, ngày 16-1 (bài 1 “Giai cấp là gì”?) đến số 2430, ngày 23-9-1953 (bài 50 “Kết luận”).

Tác phẩm được chia làm hai phần, mỗi phần 24 bài. Bài số 25 là ÔN CŨ VÀ BIẾT MỚI. Bài số 50 là KẾT LUẬN. Các bài viết ngắn gọn, logic, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Năm 1954, các bài viết này được Nhà xuất bản Sự thật tập hợp lại và xuất bản thành cuốn sách Thường thức chính trị. Hiện nay có thể tìm đọc tác

phẩm trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ ba, Nxb. CTQG, H, 2011, t.8, tr.245 - tr.296).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w