Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 133 - 136)

73 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Sđd, tr 563.

13.1.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Hoàn cảnh quốc tế:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Mỹ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. Đó là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và các nước phương Tây với

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, là sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến luợc của hai cường quốc. Mỹ hết sức lo ngại trước thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu và sự thành công của cách mạng Trung Quốc. Mỹ đề ra "Kế hoạch Mácsan" - Kế hoạch phục hưng châu Âu (6-1947), nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ đối với các nước này. Dưới sự chi phối của Mỹ, Tổ chức Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương được thành lập 4-1949, gọi tắt là NATO. Tiếp theo đó, Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức ra đời (9-1949)…đã dẫn tới hình thành hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Dưới sự bảo trợ của Liên Xô, hàng loạt các nước dân chủ nhân dân Đông Âu được thành lập trong những năm (1945-1947). Cùng với đó, sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1-1949) và sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức (10-1949)…đã dẫn tới sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa, làm đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa…Sau này, khi khối Vacxava được thành lập (1955), cán cân lực lượng đối trọng giữa hai siêu cường Xô - Mỹ càng hoàn thiện hơn, dẫn tới hình thành sự đối lập về kinh tế, chính trị, quân sự giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, dẫn tới sự xác lập cục diện hai cực, hai phe do hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, mỗi phe.

Hoàn cảnh trong nước:

Tác phẩm Cần kiệm liêm chính được hình thành trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt. Mặc dù chúng ta đã giành được những thắng lợi bước đầu hết sức quan trọng tạo thế và lực mới của ta qua việc đánh tan cuộc tấn công của thực dân Pháp lên căn cứ địa Việt Bắc, Thu Đông 1947. Chúng ta cũng có những chuẩn bị hết sức khẩn trương về mọi mặt cho chiến dịch Biên Giới, nhằm phá ta thế bao vây kìm kẹp của địch đối với cách mạng nước ta, nối liền nước ta với thế giới dân chủ. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác xây dựng Đảng.

Trong tiến hành công tác xây dựng Đảng những năm sau cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1949, Hồ Chí Minh thấy rằng, bên cạnh những ưu điểm, Đảng ta còn bộc lộ những thiếu sót lớn làm giảm uy tín của Đảng, ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sau khi cách mạng thành công, chính quyền về tay nhân dân, trước hiện tượng một số cán bộ lợi dụng chức quyền, làm những điều sai trái, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bức thư và bài báo nhắc ‘nhở: “Các cơ quan của Chính

phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là đày tớ của nhân dân...Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” ; Phải

sửa ngay những lầm lỗi: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo...Tháng 3-1947, Hồ Chí Minh gửi thư cho các đồng chí đảng viên Bắc Bộ và Trung Bộ là hai địa bàn có những vấn đề bức xúc về xây dựng Đảng, yêu cầu phải tẩy sạch một số khuyết điểm: địa phương chủ nghĩa; óc bè phái; óc quân phiệt quan liêu; óc hẹp hòi; ham chuộng hình thức; lối làm việc bàn giấy; vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm; ích kỷ hủ hoá.

Tháng 10-1947, Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc’’ và dành hẳn một chương bàn về "Tư cách và đạo đức cách mạng của một đảng chân chính cách mạng và của đảng viên’’, để giúp thêm cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng về các mặt tư tưởng, đạo đức cách mạng và phương pháp làm việc. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ có chức có quyền các cấp, hoặc chưa hiểu, hoặc thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện về mặt đạo đức, nhất là phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính. Thậm chí một số người đã mắc những sai lầm khuyết điểm lớn như tham ô, lãng phí, quan liêu, hủ hoá, biến chất...

Trong điều kiện như trên, vào tháng 5/1949, Hồ Chí Minh viết một loạt 4 bài báo với nhan đề: Thế nào là Cần? Thế nào là Kiệm? Thế nào là Liêm? Thế nào là Chính? Các bài viết trên lần lượt được đăng trên báo Cứu Quốc, số ra các ngày 30-5; 31-5; 1-6; 2-6-1949 với bút danh Lê Quyết Thắng. Sau đó Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu I đã tập hợp và in thành cuốn sách dưới nhan

đề Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Năm 1950, Nhà xuất bản Sự Thật đã xuất bản và phát hành rộng rãi cuốn sách nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, rèn luyện của cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân. Trong Hồ Chí Minh toàn tập, tác phẩm Cần kiệm liêm chính được in trong tập 6, Nxb CTQG, H, 2011, tr 115- 131.

13.1.2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Bố cục tác phẩm với 4 phần chính chứa đựng nhiều nội dung và ý nghĩa quan trọng. Xuyên suốt cả 4 phần chính của tác phẩm nổi lên chủ đề: Xây dựng Đảng về mặt đạo đức cần, kiệm, liêm, chính hay nói cách khác là giáo dục đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tác phẩm quán xuyến một chủ đề lớn như vậy vì: Khi bước vào giai đoạn Đảng cầm quyền, lãnh đạo quần chúng nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp, đã xuất hiện một số khuyết điểm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, như: Lười biếng, lãng phí, tham lam, bất chính…, gây tác hại cho sự thống nhất trong nội bộ Đảng và cho mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, làm tổn hại bản chất cách mạng của toàn Đảng, của từng cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến công cuộc kháng chiến của toàn dân ta. Trong điều kiện mới đó, Đảng phải khắc phục nhiều khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, mà ở giai đoạn trước khi giành chính quyền thì chúng chưa xuất hiện hoặc chưa bộc lộ rõ. Đồng thời, cũng khẳng định rằng: thực hiện cần kiệm liêm chính là con đường ngắn nhất để đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, để đi lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w