71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.
11.2.2. Các nội dung chính trong 24 bài cuố
11.2.2.1. Về vấn đề Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cách mạng
Mở đầu, Hồ Chí Minh khẳng định thời đại của chúng ta là thời đại mới, thời đại cách mạng thắng lợi. Từ nhận định về nội dung thời đại, một số bài viết của Hồ Chí Minh bàn đến Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc.
Người lý giải tại sao có Đảng lãnh đạo, cách mạng và kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công? Bởi vì, những cuộc đấu tranh “tự phát” của nhân dân thường không có mục đích rõ ràng, kế hoạch đầy đủ, tổ chức chắc chắn. Vì vậy, lực lượng rời rạc, nơi này lên thì nơi khác xẹp. Kết quả là thất bại.
Theo Hồ Chí Minh, “muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ, vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ vì mục đích gì mà đấu tranh; chỉ rõ con đường giải phóng cho quần chúng, cổ động cho quần chúng kiên quyết cách mạng; làm cho quần chúng tin chắc cách mạng nhất định thắng lợi.
Cách mạng là cuộc đấu tranh rất phức tạp. Muốn đi khỏi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng.
Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ; chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền.
Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo, vì dù nhân dân đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn. Vì phải xây dựng kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội, cho nên Đảng vẫn phải tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng, để đưa nhân dân lao động đến thắng lợi cuối cùng”.
Về công tác xây dựng Đảng thật mạnh mẽ, trong sạch, sáng suốt, Hồ Chí Minh đề cập đến các vấn đề chính sau đây.
Về nền tảng tổ chức của Đảng, tóm tắt có 6 điều: 1. Đảng là bộ đội tiên tiến của nhân dân lao động.
2. Mỗi đảng viên nhất định phải phụ trách một công tác của Đảng. Toàn thể đảng viên phải giữ vững kỷ luật của Đảng, phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành những nghị quyết của Đảng.
3. Đảng phải lãnh đạo tất cả những tổ chức khác của nhân dân lao động. 4. Đảng phải liên lạc thật chặt chẽ với quần chúng.
5. Đảng tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nghĩa là: có Đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương.
6. Trong Đảng, bất kỳ cấp trên hoặc cấp dưới, đảng viên cũ hoặc đảng viên mới, đều nhất định phải giữ kỷ luật của giai cấp vô sản.
Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi đảng viên đều phải nghiên cứu. Mỗi đảng viên phải thật thà tự phê bình và phê bình để tiến bộ mãi.
Đảng viên phải toàn tâm toàn lực phụng sự lợi ích của nhân dân, phải làm gương mẫu trong mọi công tác kháng chiến và kiến quốc.
Về tính chất của Đảng Lao động Việt Nam, tác phẩm khẳng định “Đảng Lao động Việt Nam là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc”.
Nêu vấn đề Đảng dùng cách gì và làm thế nào để lãnh đạo, tác phẩm nêu ba nội dung:
Đảng đã truyền bá lý luận Mác - Lênin vào trong nhân dân. Không có lý luận thì như người mù đi đêm.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình trong nước và trên thế giới, đề ra những khẩu hiệu, mục đích và kế hoạch đấu tranh.
Kinh qua đảng viên và các tổ chức của Đảng. Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức quần chúng, lãnh đạo các đoàn thể cách mạng của quần chúng.
Tác phẩm đề cập đến việc xây dựng Đảng trên ba mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức. Về mặt tư tưởng, nhất định phải học tập lý luận Mác - Lênin. Về đường lối chính trị, Đảng chống khuynh hướng “tả” và khuynh hướng “hữu”. Phải thật thà tự phê bình và phê bình. Về tổ chức, Đảng phải có kỷ luật rất nghiêm, giữ vững chế độ dân chủ tập trung.
Người vào Đảng phải thừa nhận Đảng cương và Đảng chương.
Đảng cương là một văn kiện quy định tính chất của Đảng, mục đích đấu tranh và đường lối cách mạng của Đảng, phương pháp lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đảng cương là lý luận nền tảng. Đảng dùng để lãnh đạo cách mạng. Nó đảm bảo cho chính trị thống nhất, tư tưởng thống nhất của Đảng. Vì vậy, mỗi đảng viên nhất định phải thừa nhận và theo đúng Đảng cương. Nếu không vậy, thì tư tưởng sẽ rối loạn, ý kiến sẽ lung tung. Đảng sẽ yếu đuối, rời rạc, không làm gì được.
Đảng chương là một văn kiện quy định: phương pháp hành động, hình thức tổ chức, khuôn phép sinh hoạt nội bộ của Đảng . Nó đảm bảo tổ chức
thống nhất, hành động thống nhất của Đảng. Vì vậy, mỗi đảng viên phải tuyệt đối thừa nhận và làm đúng Đảng chương. Nếu không vậy, nếu ai muốn làm sao thì làm, thì kết quả sẽ đưa Đảng đến chỗ tan rã.
Đảng viên phải thật trong sạch, thật mạnh mẽ, phải đúng các tiêu chuẩn: Không bóc lột người.
Suốt đời kiên quyết đấu tranh cho nhân dân, cho chủ nghĩa. Luôn luôn rèn luyện tư tưởng của giai cấp công nhân.
Đặt lợi ích của Đảng, tức là lợi ích của nhân dân, lên trên hết, lên trước hết.
Phải tuyệt đối chấp hành những nghị quyết của Đảng, giữ gìn kỷ luật của Đảng và của Chính phủ.
Phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng.
Phải thường xuyên thật thà tự phê bình, hoan nghênh quần chúng phê bình mình và thành khẩn phê bình anh em.
Đảng viên có nghĩa vụ “cố gắng học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao trình độ giác ngộ”; “giữ gìn kỷ luật của Đảng”, “ra sức phụng sự nhân dân, củng cố mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng” ; “giữ vững kỷ luật của Chính phủ và của các đoàn thể cách mạng, thông thạo công việc của mình phụ trách; làm gương mẫu trong mọi công việc cách mạng”. Đảng viên có quyền lợi.
Toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp, tổ chức thống nhất lại theo một nguyên tắc nhất định là dân chủ tập trung. Nghĩa là “tập trung trên nền tảng dân chủ” và “dân chủ đưới sự chỉ đạo tập trung”.
11.2.2.2. Về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Năm bài viết cuối, Hồ Chí Minh đề cập đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và các thành phần kinh tế của chế độ dân chủ mới.
Cộng sản có hai giai đoạn. Giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản. Căn cứ theo tình hình thực tế ở Liên Xô, Hồ Chí Minh tóm tắt 5 đặc điểm của chủ nghĩa xã hội:
1- Công cụ sản xuất và tư liệu sản đều là của chung. Ở nông thôn thì có nông trường chung. Ngoài nông trường, nông dân vẫn có ít của riêng như: nhà ở, lợn gà, vườn trồng rau, một con bò sữa, nghề phụ, v.v..
2- Tư bản, địa chủ, phú nông không còn nữa. Chí có công nhân và nông dân. Không ai bóc lột họ; cố nhiên họ cũng không bóc lột ai. Khoa học ngày càng phát triển, máy móc ngày càng nhiều, cho nên công nhân và nông dân ngày càng đỡ khó nhọc.
3- Nguyên tắc sinh hoạt là: “Ai không làm thì không được ăn” và “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít”.
4- Kinh tế có kế hoạch. Cả nước có một kế hoạch chung. Mỗi ngành theo kế hoạch chung đó mà đặt kế hoạch riêng: sản xuất thứ gì và bao nhiêu. Mục đích là nâng cao đời sống của nhân dân và củng cố quốc phòng của Tổ quốc. Do kinh tế có kế hoạch, mà không có nạn khủng hoảng, không có nạn thất nghiệp, mà sức sản xuất thì phát triển nhanh chóng.
5- Không có sự đối lập giữa thành thị và thôn quê, giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Vì thôn quê ngày càng văn minh, công nông ngày càng thông thái.
Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội tóm tắt là như vậy.
Và chủ nghĩa xã hội tiến sang chủ nghĩa cộng sản cần có 3 điều: 1. Mọi ngành sản xuất rất cao và không ngừng.
2. Nông trường công cộng biến dần thành của chung cả nhân dân.
3. Nâng văn hóa lên thật cao (bớt giờ làm việc, mỗi ngày chỉ làm độ 5,6 giờ, để cho mọi người đủ thì giờ học văn hóa và kỷ thuật).
Đồng thời phải tăng lương bổng cho công nhân và công chức, tiếp tục giảm giá hàng, luôn luôn nâng cao mức sinh hoạt của mọi người.
Dưới chế độ cộng sản, nguyên tắc là “Mọi người làm hết tài năng; ai cần dùng gì có nấy”.
Theo Hồ Chí Minh, con đường đến chủ nghĩa cộng sản bắt đầu “từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản,
đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) – nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo
con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô. Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) – như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam ta, v.v..”.
Hồ Chí Minh bàn đến 5 đặc điểm về chính trị, kinh tế, tư tưởng, tổ chức, quan hệ quốc tế của chế độ dân chủ mới.
Về kinh tế, trong chế độ dân chủ mới có năm loại khác nhau:
A- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân).
B- Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội).
C- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội).
D- Tư bản của tư nhân.
E- Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh).
Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”.
BÀI KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh nhắc nhở “đọc kỹ, nhớ nốt và khéo liên hệ với công việc hàng ngày (nói và làm). Người khẳng định “cái tinh thần nó xuyên khắp các bài là quyết tâm và tin tưởng. Đó cùng chính là ý nghĩa sâu sắc và giá trị lý luận của tác phẩm Thường thức chính trị.