Niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng với thái độ ung dung của một bậc đại trí mặc dù đang ở trong cảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 52 - 54)

51 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr

5.2.4. Niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng với thái độ ung dung của một bậc đại trí mặc dù đang ở trong cảnh

mạng với thái độ ung dung của một bậc đại trí mặc dù đang ở trong cảnh ngục tù

Lập trường kiên định và ý chí bất khuất trong đấu tranh cho “sự nghiệp lớn” của Hồ Chí Minh luôn luôn gắn với niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng dù trong bất kỳ hoàn cảnh đau khổ nào về mặt thể xác và tinh thần ở trong tù. Niềm lạc quan tin tưởng ấy không phải là ngẫu hứng, bột phát mà là bền vững có cơ sở vững chắc. Đó là tư thế, trí tuệ nắm bắt được những quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội loài người.

Tư thế của Hồ Chí Minh là tư thế của chính nghĩa, tư thế người đại diện của Phân hội Việt Nam trong Hội nghị quốc tế chống xâm lược (chống phát xít) chứ không phải là người có tội. Người chất vấn: “Phạm tội gì đây? ta thử hỏi, Tội trung với nước, với dân à? (Đến cục chính trị chiến khu IV). Cái tư thế đường đường chính chính ấy đã được Hồ Chí Minh tuyên bố: “Ta là đại biểu dân Việt Nam, Tìm đến Trung Hoa để luận bàn” do chính quyền Quảng Tây lầm lỡ mới bắt Người “Phải làm “khách quý” tại nhà giam!” (Đường đời khó khăn). Vì vậy, Người tin chắc rằng một ngày nào đó, chính quyền Tưởng Giới Thạch phải trả lại tự do cho mình. Niềm lạc quan vững chắc ấy được Hồ Chí Minh nói rõ rằng vốn mình không ham làm thơ, nhưng làm thơ là để: “Ngày dài ngâm

ngợi cho khuây. Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do” (Khai quyển). Tứ thơ phản ảnh thái độ ung dung, điềm tĩnh của Hồ Chí Minh - cái ung dung, điềm tĩnh của một vĩ nhân biết chắc chắn rằng mình được trả tự do. Bạn đọc còn gặp niềm lạc quan, tin tưởng ấy trong lời tâm sự của Hồ Chí Minh những đêm không ngủ: Thơ tù Người đã viết hơn trăm bài, viết xong gác bút nghỉ ngơi để “Nhòm qua cửa ngục ngóng trời tự do” (Đêm không ngủ)

Hồ Chí Minh là bậc đại trí. Người hiểu sâu sắc nhiều quy luật phát triển của xã hội và tự nhiên. Đó chính là cơ sở khoa học, vững chắc cho niềm tin tưởng, lạc quan vào tương lai tươi sáng vào cách mạng. Ở Hồ Chí Minh, những quy luật chính nghĩa, suy đến cùng, nhất định thắng gian tà; hậu sinh khả úy (con hơn cha là nhà có phúc); khổ luyện thành tài; nước chảy đá mòn; sự vần xoay của bốn mùa, mưa nắng.v.v..Những quy luật đó thường vận động theo quy luật chung - quy luật phủ định của phủ định có tính chu kỳ, nhưng không giống như vòng tròn khép kín (siêu hình), mà vòng sau thường rộng hơn, cao hơn vòng trước (biện chứng) luôn kế tiếp nhau quy định sự phát triển không ngừng của mọi sự vật trong vũ trụ, trời đất. Đó chính là cái mới đã hình thành và đang phát triển trong cái cũ; trong cái đang suy tàn có cái đang hưng thịnh; cái hiện tại đang nuôi dưỡng cái ngày mai tươi sáng…Nếu người đọc chỉ nhìn nhận sự vận động một cách siêu hình thì khó mà hiểu được niềm lạc quan tin tưởng của Hồ Chí Minh trong thơ NKTT. Nhận thức sâu sắc quy luật phát triển biện chứng theo chu kỳ là cơ sở vững chắc cho niền lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Hồ Chí Minh trong cảnh tù ngục tối tăm: “Trong ngục giờ đây còn tối mịt. Ánh hồng trước mắt đã bừng soi” (Buổi sớm). “Người thoát khỏi tù ra dựng nước…Nhà lao mở cửa ắt rồng bay” (Triết tự). “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng. Bóng tối đêm tàn quyét sạch không” (Giải đi sớm)…Và “Trời hửng” là bài thơ phản ánh niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng tập trung nhất của Hồ Chí Minh.

Trong xã hội còn có áp bức, bóc lột và chiến tranh cướp bóc, tàn sát dã man thì tất yếu phải có đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải

phóng con người và nhân loại. Ở quê nhà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân đang “Thà chết chẳng cam nô lệ mãi. Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền” (Việt Nam có báo động…). Trên thế giới, nhân loại đang sát cánh đấu tranh chống phát xít tàn ác. Ở châu Á thì “Kháng Nhật, cờ bay khắp Á châu. Cờ to, cờ nhỏ chẳng đều nhau”. Đây là thời cơ lớn để nhân dân các dân tộc nhỏ, trong đó có Việt Nam, vùng lên đấu tranh giải phóng đất nước thoát khỏi ách nô lệ của phát xít Nhật “Cờ to, ắt hẳn là nên có. Cờ nhỏ dù sao thiếu được đâu” (Ngày 11 tháng 11). Những phong trào đấu tranh đó, dù gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ và hy sinh, nhưng nhất định thắng lợi. Vì vẫn đang ở trong lao tù, nên Bác canh cánh trong lòng: “Xót nỗi thân mình trong tù ngục. Chưa được xông ra giữa trận tiền” (Việt Nam có báo động…).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w