Bối cảnh lịch sử ra đời tác phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 82 - 83)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

8.1.1. Bối cảnh lịch sử ra đời tác phẩm

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Xây dựng đời sống mới”. Ngày 3- 4-1946, Ủy ban Vận động đời sống mới Trung ương được thành lập. Một năm sau (20-3-1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đời sống mới" với bút

danh là Tân Sinh để chỉ đạo và động viên phong trào. Ngày nay, tác phẩm Đời sống mới của Người vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.

8.1.2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Trong lời Tựa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa thiết thực, to lớn của tác phẩm là giúp nhân dân ta thực hành đời sống mới để cứu quốc và kiến quốc: “Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành đời sống mới là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Anh Tân Sinh viết quyển " Đời sống mới" một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết thực, dễ hiểu. Đó là một quyển sách nhỏ, chỉ rõ bước đường đời sống mới. Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ hơn".

8.1.3. Kết cấu của tác phẩm

Về hình thức, ngoài lời đề tựa của Hồ Chí Minh, tác giả trình bày toàn bộ tác phẩm dưới dạng hỏi đáp theo từng vấn đề cụ thể, chia thành 19 mục, đánh số thứ tự từ I đến XIX.

Về nội dung, tác phẩm có thể chia làm 4 nội dung lớn: Những vấn đề chung về đời sống mới (Từ mục I đến mục VIII); đối tượng và phạm vi xây dựng đời sống mới (Từ mục IX đến mục XV); các biện pháp xây dựng đời sống mới (Từ mục XVI đên mục XIX).

8.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w