GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM NHẬT KÝ TRONG TÙ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 59 - 63)

53 Thơ Hồ Chí Minh, Nxb giáo dục, Hà Nội, 1986, tr

5.4. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM NHẬT KÝ TRONG TÙ

KÝ TRONG TÙ

Với tác phẩm NKTT, Hồ Chí Minh đã đóng góp vào nền văn hóa dân tộc một tác phẩm văn học xuất sắc, đặt nền tảng cho nền thi ca cách mạng Việt Nam hiện đại.

Lý luận về “sự nghiệp lớn”; tư tưởng về “quyền tự do” của con người, của dân tộc và nhân loại phản ánh một chân lý phổ quát: Tự do là quyền vốn có của con người, con người bao giờ cũng luôn hướng tới tự do cùng với phương

pháp đấu tranh để hiện thực hóa sự nghiệp và quyền tự do ấy là lý luận và phương pháp cách mạng được thể hiện bằng thờ chữ Hán theo thể thơ Đường đã hàm chứa giá trị lý luận đặc sắc của tác phẩm.

Tiến hành đấu cách mạng để giải phóng những con người đã bị tước đoạt mất tự do là sự nghiệp vĩ đại đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải thường xuyên, bền bỉ rèn luyện tinh thần cách mạng cho dù ở bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Trong lao tù yêu cầu đó càng cao hơn để gian khổ, hiểm nguy không bị sa ngã, uy vũ cường quyền không thể khuất phục chính là giá trị thực tiễn của tập thơ NKTT. Tập thơ đã đi sâu vào tư tưởng, tình cảm của con người và có sức lan toả rộng lớn. Nhiều bài thơ, câu thơ đã trở thành lẽ sống, phương châm hành động của các chiến sĩ cộng sản và nhân dân lao động.

Tập thơ NKTT, sau khi công bố, đã được đánh giá như một viên ngọc quý của nền văn hóa dân tộc, một tác phẩm cổ điển của thơ ca cách mạng, một tập thơ đã góp phần làm thức tỉnh lương tri nhân loại.

Chương 6: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

6.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh soạn có một quá trình và trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Sau ngày phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp ở Đông Dương (9-3- 1945), cao trào kháng Nhật, cứu nước của nhân dân ta với các cuộc đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần đã liên tiếp nổ ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước và đã hình thành nên nhiều căn cứ địa cách mạng ở nhiều nơi trên toàn quốc. Toàn Đảng và toàn dân ta đang tích cực chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ xuất hiện.

Với nhãn quan chính trị sâu sắc và dự đoán tình hình thời cuộc trong và ngoài nước hết sức tài tình, Hồ Chí Minh đã dự liệu một cách chắc chắn, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam nhất định sẽ giành được thắng lợi rực rỡ, ngày độc lập của đất nước đã hiện ra. Bởi vậy, khoảng giữa tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh đã yêu cầu trung úy John, sĩ quan báo vụ của Cơ quan

tình báo chiến lược Hoa Kỳ (OSS) đặt cơ sở tại căn cứ địa Việt Bắc, điện về Côn Minh (Trung Quốc) đề nghị Bộ Tư lệnh không đoàn số 14 của Mỹ đóng tại đây thả dù cho Người một quyển Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Đây có thể được xem là bước chuẩn bị đầu tiên của Hồ Chí Minh cho việc viết bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta vào mấy tháng sau đó.

Từ tháng 5 đến tháng 8-1945, phong trào cách mạng ở nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội.

Chiều ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh về ở tại ngôi nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

Sáng ngày 26-8, Người đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng thống nhất việc soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.

Trong hai ngày 28 và 29-8, Hồ Chí Minh tiến hành soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.

Ngày 30-8, Người mời một số đồng chí ở Trung ương Đảng đến trao đổi, góp ý kiến cho bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập.

Ngày 31-8, Người bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn độc lập.

Ngày 2-9-1945, lúc 14 giờ, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại mới của lịch sử dân tộc - thời đại đất nước độc lập, nhân dân được làm chủ xã hội và cuộc sống của mình

Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh được soạn thảo và được tuyên bố trước thế giới trong tình hình cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi trên cả nước, nhưng nền độc lập của dân tộc đứng trước nhiều thách thức mới của tình hình quốc tế và trong nước.

Sau khi Hồng quân Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức (1-5-1945) và Nhật (2-9-1945), buộc chúng đầu hàng vô điều kiện, thực dân Pháp cố tình quay trở lại xâm lược nước ta và Đông Dương.

Dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng âm mưu của Quốc dân đảng Trung Hoa là: "Tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng".

Ngày 25-8, những toán quân Tưởng tiền trạm đã đến Hà Nội.

Ngày 27-8, 20 vạn quân Tưởng do tướng Lư Hán chỉ huy đã vượt biên giới Lạng Sơn vào nước ta và tiến hành đóng quân tại Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ vĩ tuyến 16 trở lên phía Bắc Việt Nam. Tiêu Vǎn, nhân vật được chính quyền Tưởng giao trách nhiệm xếp đặt chế độ chính trị ở Việt Nam, mà thực chất là thực hiện âm mưu lật đổ đã sớm có mặt ở Hà Nội. Theo sau đội quân Tưởng là bọn Việt gia trong các đảng Việt Quốc, Việt Cách kéo về nước chống phá cách mạng.

Ở phía Nam vĩ tuyến 16 (từ Đà Nẵng trở vào), cũng với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, quân đội Anh vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng trên thực tế, đế quốc Anh cấu kết với thực dân Pháp trở lại chiếm Việt Nam và cả Đông Dương để đàn áp cách mạng Đông Dương vì "sợ rằng phong trào ấy "làm gương" cho các thuộc địa của Anh". Mặt khác, cũng để ngǎn chặn âm mưu của Mỹ muốn tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp ở Đông Dương và Đông - Nam châu Á.

Ngày 22-8, Xanh-tơ-ni đã theo phái đoàn Mỹ đến Hà Nội.

Ngày 28-8, biệt kích Pháp nhảy dù xuống gần Huế… và 6000 quân của tướng A-lếch-xan-đri chiếm Lai Châu.

Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù xâm lược như vậy. Tuy có những ý đồ riêng và hành động cụ thể khác nhau nhưng chúng đều thống nhất mục tiêu là tiêu diệt chính quyền nhà nước Việt Nam non trẻ. Cách mạng nước ta không chỉ "bị hǎm trong vòng vây của đế quốc chủ nghĩa" mà còn bị

phản kích quyết liệt bới các thế lực phản động ở trong nước được sự hỗ trợ của các nước đế quốc để chống phá chính quyền cách mạng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w