51 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr
5.3.1. Các thể và niêm, luật của thơ Đường
Thơ Đường là một dòng thơ bắt đầu từ thời nhà Đường có tính bác học ở Trung Quốc. Các nhà Nho học nước ta đều chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của dòng thơ này.
Thơ Đường có những quy định chặt chẽ về niêm, luật và đối trong cả ba thể loại: Đường luật, Cổ phong và Từ. Trong đó, Đường luật với Thất ngôn bát cú và Tứ tuyệt đòi hỏi thi sĩ phải làm đúng theo luật. Niêm là quy định số câu trong một bài và số chữ trong một câu cùng với vần của bài thơ. Luật là những quy định rõ về thanh bằng và thanh trắc kế tiếp xen kẽ nhau. Ở thể Bát cú, Người ta đã tổng kết luật này thành hai công thức: “Nhị, tứ, lục phân minh” và “Nhất, tam, ngũ bất luận”. Người nào làm khác được coi là phạm luật. Đối là đối từ, đối ý của hai câu kế tiếp nhau hoặc cách gần nhau. Do những quy định này nên làm thơ Đường rất khó. Làm hay lại càng khó vì tính bác học của nó đòi hỏi thi sĩ phải ứng dụng điển tích lịch sử sâu, rộng cả về tự nhiên và xã hội. Do đó, trong thơ Đường, người ta rất ít sử dụng những ngôn từ nói thẳng, trực diện, kể lể mang tính “bạch thoại”.
Tuy nhiên, những nhà thơ lớn của Trung Quốc, cả những danh nhân sáng tạo thơ Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ.v.v.cũng nhiều khi vượt qua những niêm, luật nghiêm khắc đó. Họ chỉ giữ lại giá trị, linh hồn của thơ Đường theo nguyên tắc phương pháp luận của Mạnh Tử: “Bất dĩ văn hãi từ, bất dĩ từ hãi chí” (Đừng vì văn chương mà ép buộc lời nói, đừng vì lời nói mà ép buộc ý chí). Do đó, nhiều nhà thơ có tài vẫn tự do khi họ sáng tác thơ Đường, trừ khi thi cử.
5.3.2. Sự vận dụng sáng tạo và tính phóng khoáng của Hồ Chí Minh
trong NKTT
NKTT được viết theo thể thơ Đường bằng chữ Hán, nhưng cũng như nhiều nhà thơ tài năng khác, Hồ Chí Minh không để liêm, luật của thơ Đường ràng buộc. Người đã vận dụng sáng tạo thơ Đường phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với tính chất “nhật ký” của tập thơ, phù hợp với nội dung tư tưởng và hồn thơ của Người.
Qua 134 bài thơ, dễ nhận thấy rằng: Nếu nội dung tư tưởng phù hợp thì nhiều bài thơ Đường của Hồ Chí Minh rất hay, không kém những nhà thơ Đường lừng danh của Trung Quốc (theo đánh giá của Quách Mạt Nhược) như những bài: Đề từ, Khai quyển, Đi đường, Chiều tối, Hoàng hôn, Đêm thu, Trời hửng.v.v.. Nhiều bài, để đảm bảo nội dung tư tưởng, Hồ Chí Minh không ngần ngại vượt qua niêm, luật của thơ Đường, nhưng vẫn rất Đường và hay. Như bài: Bốn tháng rồi là một bài trường thiên “mở đầu bằng bốn câu “thất ngôn” và tiếp theo là ba bài “ngũ ngôn” và giữa bài trên với bài dưới, Bác không ngần ngại sử dụng các chữ chuyển tiếp nhân vị, sở dĩ, hạnh nhi”53 (Bởi vì, cho nên, may mà) như văn xuôi vậy.
Ở thơ Đường, nhất là những bài Tứ tuyệt, người ta rất ít dùng từ ngữ đơn giản, trực tiếp, kể nể (bạch thoại), thường là dùng điển tích. Ở NKTT, Hồ Chí Minh rất ít dùng điển tích mà chủ yếu là bạch thoại như các bài: Buổi sớm, Cơm tù, Cái cùm, Chia nước, Đánh bạc, Đêm ngủ ở Long Tuyền, Mới đến nhà lao Thiên Bảo, Một người tù bạc chết cứng, Ghẻ nở, Bị hạn chế.v.v. “Có bài chen tiếng nước ngoài như bài tả cảnh nhà ngục Nam Ninh: “Giam phòng kiến trúc đính ma-đăng”54 (ma-đăng là phiên âm chữ modern trong tiếng Anh.)