Vấn đề đạo đức cách mạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 95)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

9.2.4. Vấn đề đạo đức cách mạng

Trong "Sửa đổi lối làm việc", Hồ Chí Minh đề cập đến đạo đức cách mạng trên nhiều khía cạnh, thể hiện rõ nét quan niệm tổng quát, toàn diện của Người.

Trước hết, Hồ Chí Minh xác định rõ vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng đối với Đảng nói chung và với từng cán bộ, đảng viên nói riêng. Người gắn vấn đề đạo đức cách mạng liên quan đến thắng lợi hay thất bại của cách mạng. Hồ Chí Minh viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Sự nghiệp cách mạng vẻ vang, cao cả, to tát, khó khăn đòi hỏi người cách mạng phải có các phẩm chất tương ứng về đạo đức và đạo đức đó phải trở thành "cái căn bản" của mỗi người.

Về nội dung, đạo đức cách mạng bao gồm năm tính tốt: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Những tính tốt này của đạo đức cách mạng mang đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, được Người kế thừa từ đạo đức Nho giáo, nhưng được thêm, bớt, thay đổi trật tự vị trí các chuẩn mực đạo đức và nhất là nội dung của từng chuẩn mực đó được Hồ Chí Minh giải thích theo một tinh thần hoàn toàn mới, mang tính cách mạng. Đạo đức cách mạng với năm tính tốt đó khác với đạo đức cũ, nó "không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người".

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w