Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 500.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 77 - 81)

Đây là nội dung tác phẩm, thể hiện những quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến thuật du kích (cách đánh du kích). Có thể khái quát trên 3 vấn đề:

Một là, cách đánh du kích nói riêng và đường lối quân sự cách mạng nói chung phải được xây dựng trên cơ sở đường lối chính trị đúng đắn.

Hai là, cách đánh du kích nói riêng và đường lối quân sự cách mạng nói chung phải dựa trên cơ sở quần chúng.

Ba là, tổ chức lực lượng vũ trang phải có một lối đánh tài giỏi thích hợp.

Ý nghĩa của tác phẩm

Ra đời trong bối cảnh cao trào vận động cách mạng, tích cực xây dựng lực lượng, tiến tới tổng khởi nghĩa, tác phẩm Cách đánh du kích là tài liệu cơ bản, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho cán bộ, đồng bào. Đây là cơ sở quan trọng về lý luận, góp phần thiết thực phát triển lực lượng vũ trang, tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.

Mặt khác, tác phẩm Cách đánh du kích còn góp phần quan trọng giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu cho đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân. Đồng thời, với những nội dung cơ bản, khoa học, được thể hiện trong tác phẩm, bước đầu đề ra một số vấn đề về đường lối quân sự chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang cách mạng.

Dưới nhãn quan khoa học, cách mạng và trí tuệ của Hồ Chí Minh, tác phẩm “Chiến thuật du kích”, thể hiện sự kế thừa và phát triển ý chí và nghệ thuật quân sự truyền thống đánh giặc của tổ tiên ta, đồng thời cũng là sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về chiến tranh nhân dân của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.

7.3.2.3. Tác phẩm Phép dùng binh của ông Tôn tử

Hoàn cảnh ra đời

Tác phẩm Phép dùng binh của ông Tôn tử của Hồ Chí Minh được biên soạn trên cơ sở lược dịch từ tác phẩm Binh pháp Tôn Tử của nhà quân sự cổ đại nổi tiếng của Trung Quốc (tên thật là Tôn Vũ).

Tôn Vũ là người Lạc An, nước Tề (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), sống vào cuối thời Xuân Thu, (khoảng năm 722-481 trước Công nguyên). Ông là Tướng quốc nước Ngô (dưới triều vua Ngụ - Hạp Lư), tác phẩm Binh pháp Tôn Tử của ông là bộ binh thư sớm nhất thế giới, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được nhiều tướng lĩnh và giới nghiên cứu khoa học quân sự đánh giá cao.

Cuốn “Binh pháp Tôn Tử” tổng kết kinh nghiệm chiến tranh của Trung Hoa cổ đại, trong thời kỳ đầu chuyển từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến (thời Xuân Thu); tác phẩm phản ánh được những nét đặc sắc, mang tính quy luật chung của chiến tranh và nghệ thuật chỉ đạo, tiến hành chiến tranh; tác phẩm có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc thời cổ và cận đại.

Bố cục của tác phẩm Binh pháp Tôn Tử gồm 13 thiên: 1. Kế hoạch; 2. Phép chiến tranh. 3. Mưu công; 4. Quân hình, 5. Binh thế, 6.Chỗ mạnh và chỗ yếu, 7.Quân thanh, 8.Cửu biến, 9.Hành quân, 10. Địa hình, 11. Cửu địa, 12. Hoả công, 13. Dụng gián.

Nội dung của tác phẩm Binh pháp Tôn Tử có thể nói là rất phong phú, bao gồm từ quan niệm về chiến tranh, đến tư duy chiến lược chiến dịch, chiến thuật trong các cuộc chiến tranh. Bao trùm lên tất cả là hệ tư tưởng triết học quân sự, (tuy chưa thật sự hoàn bị), nhưng cơ bản đã vạch ra được mối quan hệ biện chứng giữa chiến tranh với chính trị và kinh tế; giữa chiến lược và chiến dịch, chiến thuật; giữa con người và vũ khí…vv.

Về sự ra đời của tác phẩm Phép dùng binh của ông Tôn Tử của Hồ Chí Minh: Vào những cuối năm 1944 đầu 1945, cao trào vận động giải phóng dân tộc của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ. Khu căn cứ địa (Cao Bắc Lạng) vùng biên giới phía Bắc được mở rộng. Chủ trương thành lập tiểu tổ, đội vũ trang tuyên truyền và các đội du kích được xúc tiến mạnh mẽ. Hình thức đấu tranh vũ trang ngày càng phổ biến, nhất là ở vùng căn cứ địa. Do đó, nhu cầu bồi dưỡng, trang bị kiến thức quân sự cho cán bộ, chiến sĩ ngày càng cao. Để đáp ứng yêu cầu tài liệu phục vụ cho công tác huấn luyện du kích và các đội vũ trang, Hồ

Chí Minh biên dịch và giới thiệu tác phẩm Phép dùng binh của ông Tôn Tử, được Việt Minh Tuyên truyền bộ xuất bản tháng 2-1945.

Bố cục và nội dung bản dịch “Phép dùng binh của ông Tôn Tử” của Hồ Chí Minh.

Một là, Hồ Chí Minh sắp xếp 13 thiên của Tôn Tử thành 13 chương, lấy tên theo đúng nguyên tác.

Hai là, tác giả chỉ dịch theo nghĩa, không dịch theo từng câu, từng chữ.

Ba là, diễn đạt ngắn gọn, khiến người đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Tóm lại, đặc điểm nổi bật trong tác phẩm dịch của Hồ Chí Minh, một mặt rất trung thành với các nội dung, nguyên lý của Binh pháp Tôn Tử; mặt khác khi diễn tả lại bồi bổ thêm cho gọn ý, người đọc dễ hiểu dễ tiếp thu.

Quan điểm Hồ Chí Minh về Tôn Tử và “Binh pháp Tôn Tử”.

Hồ Chí Minh đánh giá cao Tôn Tử và Binh pháp Tôn Tử. Người viết: “Ông Tôn Tử là một người quân sự có tiếng nhất ở Trung Quốc. Ông sinh hơn 2.000 năm trước. Ngày nay chẳng những trường học Trung Quốc mà những trường học quân sự các nước cũng lấy phép này làm gốc và ra sức nghiên cứu. Vì phép ông Tôn Tử tuy đã lâu đời nhưng nguyên tắc đến nay vẫn là đúng.

Nguyên tắc của Tôn Tử chẳng những dùng về quân sự đúng, mà dùng về chính trị cũng rất hay”70.

Hồ Chí Minh chủ trương học tập, vận dụng những nguyên lý của Binh pháp Tôn Tử. Người vận dụng nhiều mệnh đề, nhiều nguyên lý quân sự của Tôn Tử như nguyên lý “tri bỉ, tri kỷ” (biết mình, biết người), “Tiên tri” (dự đoán)… vv. Qua việc biên dịch và giới thiệu tác phẩm, thể hiện phương pháp, quan điểm đúng đắn trong học tập của Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu kinh nghiệm, tri thức, nghệ thuật quân sự của thế giới; tiếp thu có chọn lọc, phổ biến những điều hay, kinh nghiệm quý để phục vụ cho mục đích cách mạng.

Tác phẩm biên dịch Phép dùng binh của ông Tôn Tử của Hồ Chí Minh đồng thời cũng khẳng định quan điểm lấy thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt

Nam làm điểm xuất phát để tiếp thu, học tập. Trong đó có quan điểm quần chúng rất rõ ràng và hiệu quả giáo dục nhận thức cao.

7.2.4. Giá trị những tác phẩm quân sự của Hồ Chí Minh.

7.2.4.1. Kịp thời trang bị những tri thức quân sự cần thiết cho cán bộ và chiến sĩ ta.

Dù là tác phẩm do Hồ Chí Minh biên soạn hay biên dịch, những tác phẩm quân sự của Người đều là những tác phẩm có giá trị quan trọng đối với việc phổ biến, trang bị kiến thức quân sự cơ bản cho cán bộ và nhân dân ta, phục vụ kịp thời và trực tiếp cho việc xây dựng, tổ chức huấn luyện lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khởi nghĩa giành chính quyền và công cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc.

Thông qua các tác phẩm, thể hiện nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh: Tạo lực, lập thế, tranh thời, biết đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế, lấy ít thắng nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết tập trung ưu thế vào thời cơ quyết định để luôn luôn đánh địch trên thế mạnh. Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh du kích của Hồ Chí Minh phản ánh qua các tác phẩm quân sự còn thể hiện trí tuệ quân sự Việt Nam: Biết đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, mọi thứ vũ khí, trang bị, không chỉ đánh vào quân đội có vũ khí, mà đánh thẳng vào lòng người kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự, cả chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật và hậu cần. “Tướng là kẻ giúp nước. Tướng giỏi (đủ cả: trí, tín, nhân, dũng, nghiêm) thì nước mạnh. Tường xoàng thì nước hèn”71. Người nêu ra sáu yêu cầu cơ bản đối với người chỉ huy quân sự là “Trí - Dũng - Nhân - Tín – Liêm – Trung”.

7.2.4.2. Góp phần vào việc bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu cho quân và dân ta.

Nhận thức sâu sắc tình yêu Tổ quốc và khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta, các tác phẩm quân sự của Hồ Chí Minh đã thổi bùng lên tinh thần yêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w