Tình hình thế giới và lịch sử 21 năm lãnh đạo, xây dựng và hoạt động của Đảng ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 102 - 107)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

10.2.1. Tình hình thế giới và lịch sử 21 năm lãnh đạo, xây dựng và hoạt động của Đảng ta

Phần 2 (mục 10): Trình bày tình hình mới, nhiệm vụ của Đảng, của cách mạng Việt Nam.

10.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

10.2.1. Tình hình thế giới và lịch sử 21 năm lãnh đạo, xây dựng vàhoạt động của Đảng ta hoạt động của Đảng ta

10.2.1.1. Tình hình thế giới.

Đánh giá tình hình thế giới trong 50 năm đầu thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Năm mươi năm vừa qua có những biến đổi mau chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế kỷ trước cộng lại”

Những thành tựu khoa học, công nghệ là bước tiến dài của loài người “trong việc điều khiển sức thiên nhiên”

Chủ nghĩa tư bản từ chỗ tự do cạnh tranh, đã đổi ra độc quyền lũng đoạn, đã tiến lên chủ nghĩa đế quốc và là kẻ đã gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới. Lợi dụng tình hình đó, đế quốc Mỹ “nhảy lên làm trùm đế quốc, trùm phản động”

Về chính trị: sự kiện quan trọng nhất, có ảnh hưởng sâu rộng đối với cục diện thế giới là sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.

10.2.1.2. Lịch sử 21 năm lãnh đạo, xây dựng và hoạt động của Đảng ta.

Sự ra đời và quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Sự ra đời của Đảng

Hồ Chí Minh nêu rõ, hoàn cảnh Đảng ta ra đời đó là khi: Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ, cuộc sống của nhân dân ngày càng khó khăn, cùng quẫn; Cách mạng Nga thành công, cách mạng Trung Quốc sôi nổi ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam; Giai cấp công nhân Việt Nam trưởng thành, bắt đầu giác ngộ, bắt đầu đấu tranh và cần có một đội tiên phong, một bộ tham mưu để lãnh đạo. Ngày 6-1-1930,

Đảng ta ra đời

Quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Thời kỳ sau khi thành lập Đảng: Đảng đã lãnh đạo phong trào đấu tranh kịch liệt của nhân dân ta chống Pháp, năm 1930, mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ An. Đó là lần đầu tiên nhân dân ta nắm chính quyền ở địa phương và bắt đầu thi hành những chính sách dân chủ, tuy mới làm được trong một phạm vi nhỏ hẹp.

Thời kỳ 1931-1935: Từ năm 1931, thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng, phong trào cách mạng đi vào thoái trào. Đảng đã lãnh đạo cách mạng, khắc phục khó khăn, củng cố lại những tổ chức bí mật. Vì thế, từ 1933-1935, phong trào dần đi lên, hệ thống tổ chức của Đảng dần được khôi phục, Đại hội lần thứ I của Đảng được tiến hành.

Thời kỳ 1936-1939: Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh nhận xét những ưu điểm và hạn chế của phong trào. Về ưu điểm là: “khá mạnh mẽ, rộng khắp, nhân dân đấu tranh công khai”. Về hạn chế: “Đảng lãnh đạo không thật sát, cho nên nhiều cán bộ phạm phải bệnh hẹp hòi, bệnh công khai, say sưa vì thắng lợi bộ phận mà xao lãng việc củng cố tổ chức bí mật của Đảng. Đảng không giải thích rõ lập trường của mình về vấn đề độc lập dân tộc. Một số đồng chí hợp tác vô nguyên tắc với bọn tơrốtxkít”. Hạn chế này đã đưa tới việc: Khi Mặt trận Bình dân bên Pháp thất bại, Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, thì phong trào Mặt trận dân chủ ở nước ta cũng bị thực dân đàn áp, và Đảng cũng bối rối một hồi.

Thời kỳ 1939 – 1945: Hồ Chí Minh khái quát những nét chính tình hình thế giới và trong nước, qua đó nêu bật những quyết định kịp thời đúng đắn của Đảng ta trong công cuộc đấu tranh giành chính quyền từ tháng 11/1939 đến Cách mạng tháng Tám 1945: Quyết định thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm hoãn cách mạng ruộng đất, đưa vấn đề dân tộc lên trên hết, trước hết; thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất mà tiêu biểu là Mặt trận Việt Minh với cương lĩnh, chính sách cụ thể vừa ích quốc, vừa lợi dân, nêu cao khẩu hiệu “đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập”; Khi thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện, Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào để quyết định chương trình hành động. Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân, thông qua Chương trình Việt Minh tổng khởi nghĩa, bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng. Những chính sách đúng đắn của Đảng đã đưa tới sự thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Thời kỳ từ Cách mạng Tháng Tám đến 1951: Hồ Chí Minh khẳng định: Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt trận Việt Minh, cách mạng tháng Tám đã thắng lợi. Cách mạng Tháng Tám thành công là sự kiện có ý nghĩa và tầm vóc to lớn của lịch sử dân tộc ta, lịch sử Đảng ta và phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa.

Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền sau cách mạng tháng Tám: Sau khi chính quyền được thành lập, Đảng và Chính phủ gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến để lại và phải đối phó với âm mưu xâm lược của giặc ngoại xâm. Trong bối cảnh đó, giải pháp của Đảng đã quyết đoán mau chóng, đã dùng cả những phương pháp đau đớn để cứu vãn tình thế. 11-1945, Đảng đã tuyên bố tự giải tán, thực chất là Đảng rút vào hoạt động bí mật và vẫn lãnh đạo chính quyền nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định đây là một quyết định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy gìơ, việc ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản.

Những thành tích đạt được trong hoàn cảnh khó khăn: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những thác ghềnh hiểm nguy và đạt được những thành tích: tổ chức thành công Tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội và lập Hiến pháp; xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; tiêu diệt bọn phản động Việt Nam; xây dựng và củng cố quân đội nhân dân, vũ trang nhân dân; đặt Luật lao động; giảm tô, giảm tức; xây dựng văn hoá nhân dân; mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất

Đảng lãnh đạo cuộc trường kỳ kháng chiến: Hồ Chủ tịch giải thích chiến lược của Đảng ta là trường kỳ kháng chiến, đoàn kết toàn dân để chống lại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, chia rẽ dân tộc của thực dân Pháp. Như vậy, về chiến lược ta đã thắng địch. Song dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tình trạng nước ta nghèo, trình độ kỹ thuật kém. Khắc phục những khó khăn đó, Đảng ta chủ trương phát động thi đua ái quốc về mọi mặt, trong mọi giới đồng bào với mục đích: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm.

Quân sự là một việc chủ chốt trong kháng chiến. Người nêu cách nhìn khoa học, cách mạng và biện chứng về so sánh lực lượng địch ta để khẳng định: “Dù lúc đầu, sức địch mạnh như vậy, sức ta yếu như vậy, mà ta vẫn gan góc kháng chiến, vẫn tranh được nhiều thắng lợi, và tin chắc ta sẽ giành được thắng

lợi cuối cùng. Đó là vì ta có chính nghĩa, vì quân ta dũng cảm, dân ta đoàn kết và quật cường, vì ta được nhân dân Pháp và phe dân chủ thế giới ủng hộ. Mà cũng chính vì chiến lược ta đúng”

Hồ Chí Minh giải thích: Cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta sẽ trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: từ ngày 23-9-1945 đến hết chiến dịch Việt Bắc, thu đông 1947: Ta cốt giữ vững và phát triển chủ lực; Giai đoạn 2: Ta tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công, từ chiến dịch Việt Bắc thu đông đến nay; Giai đoạn 3: Tổng phản công

Đồng thời, Người cũng uốn nắn quan niệm sai lầm về nhận thức chuẩn bị tổng phản công, được thể hiện ở quan niệm cho rằng lúc đó nêu ra khẩu hiệu này là quá sớm, hoặc muốn biết thời điểm tổng phản công và đề cập tới biện pháp khắc phục những khuyết điểm, sai lầm

Những bài học rút ra trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Bài học thành công:

Chính sách đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Đảng là nhân tố quyết định thành công của Cách mạng Tháng Tám và bước đầu của kháng chiến chống Pháp

Sự đoàn kết và dũng cảm quật cường của nhân dân ta là yếu tố đóng vai trò quan trọng đưa tới thành công của cách mạng.

Ta thắng lợi còn nhờ vào tinh thần đoàn kết chặt chẽ của toàn dân, nhờ sự dũng cảm hy sinh của các tiên liệt, nhờ sự thân ái nâng đỡ của tinh thần quốc tế, tranh thủ sức mạnh thời đại.

Đó là vì ta có chính nghĩa, vì quân ta dũng cảm, dân ta đoàn kết và quật cường, vì ta được nhân dân Pháp và phe dân chủ thế giới ủng hộ. Mà cũng chính vì chiến lược ta đúng.

Bài học cần rút ra

Việc học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức - là những việc cần kíp của Đảng.

Đảng phải tìm cách giáo dục chủ nghĩa cho phổ biến, để nâng cao tư tưởng chính trị của đảng viên. Phải phát triển lối làm việc tập thể. Phải củng cố mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng. Phải đề cao tinh thần kỷ luật, tinh thần nguyên tắc, tinh thần Đảng của mỗi đảng viên. Phải mở rộng phong trào tự phê bình và phê bình ở trong Đảng, ở các cơ quan, các đoàn thể, trên các báo chí cho đến nhân dân. Phê bình và tự phê bình phải thường xuyên, thiết thực, dân chủ, từ trên xuống dưới và từ dưới lên. Sau hết phải có sự kiểm tra chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w