35 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd ,T 2, tr 134.
4.1.2. Bối cảnh trong nước và vai trò của hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
ngoài, Quốc tế Công sản còn yêu cầu các Đảng Cộng sản Ấn Độ, Trung Quốc… giúp đỡ những người cách mạng Đông Dương trong việc thành lập Đảng Cộng sản, đồng thời có những ý kiến chỉ đạo trực tiếp về vấn đề này. Ngày 27-10- 1929, Ban Bí thư Quốc tế Cộng sản đã có thư gửi những người cộng sản Đông Dương chỉ đạo về việc thành lập Đảng Cộng sản(39).
4.1.2. Bối cảnh trong nước và vai trò của hoạt động của lãnh tụNguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc.
Cuộc xâm lăng Việt Nam do thực dân Pháp tiến hành từ 1858 và đánh dấu bằng sự kiện ép triều đình phong kiến Việt Nam ký Hiệp ước Patơnốt (1884) chấp nhận sự đô hộ của chúng. Từ một quốc gia phong kiến độc lập, Việt Nam bị biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn cơ bản, nổi lên hàng
38 Dẫn theo Phạm Xanh: Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam 1920 - 1921,Nxb CTQG, H, 2001, tr. 76 - 77. Nxb CTQG, H, 2001, tr. 76 - 77.
39 Xem Văn kiện Đảng, Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 613 - 620. Bức thư này về tới Việt Nam vào khoảng giữa 1930,khi Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức thành công Hội nghị thành lập Đảng và Người cũng không nhận được thư này. khi Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức thành công Hội nghị thành lập Đảng và Người cũng không nhận được thư này.
đầu là mâu thuẫn của cả dân tộc đang bị nô lệ với kẻ xâm lược và các lực lượng phong kiến phản động. Chính vì vậy, mà cuộc chiến đấu giành lại nền độc lập của cả dân tộc không lúc nào ngơi nghỉ, hoặc dưới ngọn cờ của các sĩ phu phong kiến, hoặc theo xu hướng dân chủ tư sản. Tuy nhiên, các phong trào này đều thất bại, phong trào yêu nước trong tình trạng khủng hoảng đường lối lãnh đạo.
Giữa bối cảnh đó, ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới Văn Ba - sau này trở thành lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã xuất dương tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người chọn hướng đi sang phương Tây, trong khi một số tổ chức, đảng chính trị cũng xuất hiện ở Việt Nam.
Gần 20 năm hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã in dấu ấn ở các nước tư bản lớn, nhiều nước thuộc địa khắp các châu lục. Tiếng sấm của Cách mạng tháng Mười Nga đã thôi thúc Người hướng về Lênin và nước Nga Xô Viết. Tại Pari, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919), tham dự Đại hội Tua (1920) trở thành người cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga - con đường cách mạng vô sản. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam vào phạm trù cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc xác định nhiệm vụ phải nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước, chuẩn bị tiền đề tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Để từng bước thực hiện nhiệm vụ, mục đích ấy, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà cách mạng thuộc địa thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản báo Le Paria nhằm tuyên truyền cách mạng, kêu gọi nhân dân các nước, các dân tộc thuộc địa cùng đứng lên chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thực dân. Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài đăng trên các báo, tạp chí của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản (b) Nga, các báo Nga; đặc biệt là biên soạn tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp… nhằm mục đích lên
án tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với Đông Dương và các nước thuộc địa, thức tỉnh tinh thần độc lập dân tộc, kêu gọi đoàn kết đấu tranh.
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc tới Liên Xô và có nhiều hoạt động quan trọng ở Liên Xô và Quốc tế Cộng sản. Lời đề nghị: “Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng”(40) của Người tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản đã được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, hàng chục cán bộ cách mạng Việt Nam đã được tiếp nhận vào học trường Đại học Phương Đông và chính Người cũng được tham dự lớp ngắn hạn tại trường này và một số trường cán bộ của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Cuối năm 1924, được giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ Liên Xô Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu (Trung Quốc) sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức các lớp đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam, xuất bản báo Thanh niên và sách Đường kách mệnh. Nhiều cán bộ được huấn luyện lý luận và phương pháp cách mạng được phái về nước hoạt động, xây dựng tổ chức. Tiến trình truyền bá lý luận về nước, xây dựng tổ chức đã tạo ra những bước phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng trong nước. Những quan điểm lý luận của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng thuộc địa - sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin dần dần trở thành tư tưởng chỉ đạo, hướng phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Sự vững vàng của các cán bộ do Người đào tạo, sự lớn mạnh của các tổ chức đã dẫn tới sự hình thành các tổ chức cộng sản ở nước ta vào giữa - cuối năm 1929 như Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (8-1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1930).
Chỉ trong khoảng nửa năm, trong nước xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Sự công kích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong khi yêu cầu của thực tiễn phong trào cách mạng nước ta phải có một đảng cộng sản thống nhất, đoàn kết lãnh đạo là một thực tiễn đòi hỏi phải được khắc phục, giải quyết.