Tuyên ngôn của thơ ca cách mạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 54 - 55)

51 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr

5.2.5. Tuyên ngôn của thơ ca cách mạng

Thơ ca là vũ khí sắc bén đấu tranh cho độc lập của dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho sự thắng lợi của cách mạng . Văn nghệ sĩ là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận ấy.

Ở NKTT, Hồ Chí Minh đã nói rõ làm thơ là để rèn luyện tinh thần vì “sự nghiệp lớn”, đấu tranh chống tội ác và chiến tranh phi nghĩa, đấu tranh hướng tới tự do và hạnh phúc cho con người. Cái đặc biệt trong thơ của Hồ Chí Minh nói chung và NKTT nói riêng là ở chỗ: tất cả những cuộc đấu tranh cao cả đó đều gắn với tình yêu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống của con người. Tất cả những cái đó hợp lại thành một bản tuyên ngôn của thơ ca cách mạng. Bản tuyên ngôn này được Hồ Chí Minh tổng kết ở bài: Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”:

“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp, Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; Nay ở trong thơ nên có thép,

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”

Chất thép trong thơ NKTT của Người là tổng hợp tình yêu thiên nhiên như nguồn sống của con người với lòng trắc ẩn (thương người gắn liền với cứu

người) cao cả trước cảnh con người bị bóc lột, đọa đầy, đau khổ và bị giết hại dã man trong những cuộc chiến tranh xâm lược. Ở Hồ Chí Minh, tình thương yêu cao đẹp đã được nâng lên thành lý tưởng cao cả và thành hành động thực tiễn to lớn để suốt đời đấu tranh cho hạnh phúc nơi trần thế của con người. Vì vậy, “chất thép” trong thơ, nếu chỉ được nhìn nhận một cách cực đoan: hoặc chỉ kinh hoàng trước sức mạnh của thiên nhiên, hoăc lại gào thét đòi hỏi phải có những hành động “bạo lực tự phát” trong thơ, thì đều không thể hiểu được “chất thép” trong thơ của Hồ Chí Minh. Ở NKTT, tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh thường được thi hóa bằng những câu thơ về tự nhiên đẹp đến say đắm lòng người nhưng luôn gắn với những cáo trạng nên án đanh thép chế độ bất công, tàn bạo của nhà tù và động viên, khích lệ đấu tranh cách mạng như: “Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc. Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài” (Buổi sớm). “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng). “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng…Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường). “ Mặc dù bị trói chân tay. Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng” (Trên đường). “Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình. Làng xóm ven sông đông đúc thế. Thuyền câu rẽ sóng nhẹ tênh tênh” (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh). “Đầu non sớm sớm vầng dương mọc. Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng” nhưng “Chỉ bởi trước lao còn còn bóng tối. Mặt trời chưa rọi thấu vào trong” (Cảnh buổi sớm). “Thanh minh lất phất mưa phùn. Tù nhân nghe thấm nỗi buốn xót xa. Tự do thử hỏi đâu là. Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường” (Tiết thanh minh). Chất thép của NKTT còn được thể hiện sâu sắc ở những bài nói rõ: Cách mạng là sự nghiệp vĩ đại đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải thường xuyên, bền bỉ rèn luyện tinh thần cách mạng cho dù ở bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Các bài về khát vọng tự do cũng tập trung phản ánh chất thép của NKTT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w