Tính hài hước, hóm hỉnh (trào phúng) trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 58 - 59)

53 Thơ Hồ Chí Minh, Nxb giáo dục, Hà Nội, 1986, tr

5.3.4. Tính hài hước, hóm hỉnh (trào phúng) trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

của Hồ Chí Minh

Châm biếm, hài hước vốn đã trở thành một nét trong văn chương của Hồ Chí Minh. Ở NKTT, bạn đọc lại được thưởng thức nghệ thuật trào phúng của Người trong hoàn cảnh bị tù đầy hơn một năm trời. Tiếng cười trong NKTT được cất lên ứng với nhiều trường hợp khác nhau và cười khác nhau.

Bị tù, thường người ta bi quan, chán nản, đau buồn, than thở, khóc cho số phận; có cười cũng là “cười ra nước mắt”. Hồ Chí Minh vượt lên nhiều tù nhân ấy là ở chỗ: Bác cười trước sự bất công, tàn bạo và lố bịch của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch để tố cáo tội ác của chế độ đó; Người cười để một mặt khỏa lấp nỗi đau trong tù, nhưng mặt khác là toát nên tinh thần coi thường nó, vượt qua nó với thái độ ung dung, tự tin vào chính nghĩa và rất lãng mạn, hy vọng ở tương lai tươi sáng.

Khi châm biếm, người ta thường cường điệu đẩy đối tượng (xấu, không bình thường nhiều hơn tốt, bình thường) đến chỗ cực đoan, lố bịch, bóp méo hiện thực, hay đánh tráo khái niệm làm bật ra tiếng cười. Tiếng cười ở NKTT lại bật nên từ những hình ảnh rất thực, hàm chứa sẵn cái đáng cười. Hồ Chí Minh đã sử dụng đúng lúc, đúng chỗ một cách tài tình những ngôn ngữ đời thường và luật đối của Đường thi để tạo dựng những hình tượng đối lập nhau dẫn tới những kết cục trái ngược nhau, từ đó nẩy sinh mâu thuẫn làm rõ ý vị châm biếm và tiếng cười bật ra. Điều đó giải thích vì sao ở NKTT, Hồ Chí Minh chỉ cần khéo sắp xếp những hình ảnh, cảnh tượng đối lập, lố bịch bên nhau mà tự nó đã bật ra tiếng cười. Hình ảnh, cảnh tượng đối lập, lố bịch khác nhau thì tiếng cười

bật ra cũng khác nhau. Vì tự nó đã phơi bày cái thật, cái giả, cái đối lập, cái không đáng có mà nó vẫn cứ có - cái không nên cười mà vẫn cứ phải cười.

Tiếng cười hóm hỉnh như vậy được bật ra ở những cảnh: “Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường thẳng gặp người bị tống lao.” (Đường đời hiểm trở); “Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối, Bỗng thành nhạc quán viện hàn lâm” (Chiều hôm); “Có kẻ đem cơm còn chắc dạ, Không người lo bữa đói kêu cha” (Cơm tù); “Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật, Cùm chân sau trước cũng tranh nhau” (Cái cùm); “Ai muốn pha trà, đừng rửa mặt, Ai cần rửa mặt, chớ pha trà” (Chia nước); “Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, Trong tù đánh bạc được công khai; Bị tù, con bạc ăn năn mãi: Sao trước không vô quách chốn này” (Đánh bạc); “Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai” (Mới đến nhà lao Thiên Bảo); “Rồng quấn vòng quanh chân với tay, Trông như quan võ đủ tua đai; Tua đai quan võ bằng kim tuyến, Tua của ta là một sợi gai.” (Dây trói); “ Ăn cơm nhà nước, ở nhà công, Lính tráng thay phiên đến hộ tòng; Non nước dạo chơi tùy sở thích, Làm trai như thế cũng hào hùng” (Pha trò); “Hút thuốc nơi này cấm gắt gao, Thuốc anh nó tịch, bỏ vào bao; Nó thì kéo tẩu tha hồ hút, Anh hút, còng đây, tay đút vào” (Cấm hút thuốc…); “Đầy mình đỏ tím như hoa gấm, Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn; Mặc gấm, bạn tù đều khách quý, Gảy đàn, trong ngục thảy tri âm” (Ghẻ lở); “Đau khổ chi bằng mất tự do, Đến buồn đi ỉa cũng không cho; Cửa tù khi mở không đau bụng, Đau bụng thời không mở cửa tù” (Bị hạn chế).v.v.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w