Các nội dung chính trong 24 bài đầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 113 - 117)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

11.2.1. Các nội dung chính trong 24 bài đầu

11.2.1.1. Về vấn đề giai cấp

Trả lời câu hỏi “Giai cấp là gì?”, Hồ Chí Minh không lý giải theo kiểu định nghĩa của Lênin: “Giai cấp là một tập đoàn người đông đảo, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử; về những quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất; về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội; và do đó, về những phương thức hưởng thụ của cải sản xuất; và về số lượng của cải sản xuất mà họ chi phối”.

Người cũng không định nghĩa như các loại sách từ điển viết: “Giai cấp là những tập đoàn mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, địa vị khác nhau mà họ chiếm giữ trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định”. “Giai cấp là tập đoàn người đông đảo có địa vị như nhau trong hệ thống sản xuất, trong quan hệ đối với tư liệu sản xuất, trong tổ chức lao động xã hội, trong sự hưởng thụ và do đó, có quyền lợi chung, phân biệt với những tập đoàn người khác”.

Nắm chắc tinh thần cơ bản về giai cấp trong các định nghĩa đó, Hồ Chí Minh lý giải rằng, “trong xã hội những người lao động làm ra của cải vật chất, nhưng suốt đời nghèo khó, một số người khác chiếm làm tư hữu tư liệu sản xuất, không lao động, họ bắt buộc người khác làm cho họ hưởng. Do đó mà có giai cấp”. Một điều đáng quan tâm ở đây là trên cơ sở hiểu giai cấp liên quan đến việc chiếm hay không giữ tư liệu sản xuất, Hồ Chí Minh bàn đến giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Người chi ra rằng những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà hưởng, là giai cấp bóc lột. Những người lao động mà không được hưởng là giai cấp bị bóc lột.

Từ chỗ nhận thức giai cấp là gì, Hồ Chí Minh lý giải “chế độ phong kiến tức là chế độ địa chủ bóc lột nông dân”. “Chủ nghĩa tư bản là chế độ một bọn ít người bóc lột và thống trị đại đa số nhân dân”. Còn chủ nghĩa đế quốc ra đời là do các nhà tư bản cần rất nhiều tiền vốn. Họ tranh giành nhau. Cá lớn nuốt cá bé. Kết quả là các công nghệ tập trung vào trong tay một số nhà tư bản to. Bọn này liên kết với nhau, bao biện tất cả các công nghệ. Thế là tư bản độc quyền. Bọn này nắm quyền kinh tế và cả quyền chính trị, cho nên chính phủ các nước tư bản đều là tay sai của bọn tư bản độc quyền. Thế là nước đế quốc chủ nghĩa. Họ xâm lược và bóc lột các nước khác.

Lý giải tư sản mại bản là gì, Hồ Chí Minh bắt đầu bằng sự kiện đế quốc Pháp xâm lược nước ta, từ đó nhân dân ta vừa bị đế quốc vừa bị phong kiến áp bức, bóc lột. Do đế quốc và phong kiến ngăn trở mà tư bản nước ta không phát triển được. Nhưng “có một bọn tư bản Việt Nam dựa vào đế quốc mà làm giàu. Những doanh nghiệp tiếng là của người Việt Nam, kỳ thực vẫn là thế lực của đế quốc, nó nhờ vào đế quốc mà sống. Nó làm theo mệnh lệnh của đế quốc. Vì vậy, nó cũng là tay sai của đế quốc, chống lại lợi ích nhân dân. Đó là tư bản mại bản”.

Liên quan đến sự áp bức của đế quốc và phong kiến là nội dung kinh tế. Kinh tế gồm công nghệ và nông nghiệp. Vì đế quốc và phong kiến áp bức, Việt

Nam không có công nghệ nặng, nông thôn ngày càng sa sút. Do đó kinh tế Việt Nam thành lạc hậu và phụ thuộc vào kinh tế của đế quốc Pháp.

11.2.1.2. Về mục tiêu, lực lượng của cách mạng

Tất cả những nội dung nêu trên liên quan đến CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG. Không chịu nổi sự áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, nhân dân Việt Nam nhiều lần nổi dậy đấu tranh, song kết quả thất bại, vì lúc đó chưa có giai cấp công nhân lãnh đạo. Từ khi có Đảng thì nhân dân Việt Nam tiến lên con đường giải phóng đúng đắn. Để đạt được mục đích chung là thoát khỏi áp bức bóc lột, được sống sung sướng tự do, mỗi nước phải tùy theo điều kiện thiết thực của mình mà tiến dần.

Điều kiện thiết thực của Việt Nam là tính chất thuộc địa và phong kiến. Vì vậy, cách mạng Việt Nam phải chia làm hai bước. Bước thứ nhất là đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, xây dựng chính trị và kinh tế dân chủ mới. Bước thứ hai là tiến lên chủ nghĩa xã hội, tức là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới (tức là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân).

Bàn về động lực cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằng theo tính chất cách mạng của mỗi nước mà quyết định động lực cách mạng. Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm những giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản. Trong một thời kỳ và trình độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cũng là động lực cách mạng. Bốn giai cấp ấy đoàn kết thành mặt trận dân tộc thống nhất.

Từ sự phân tích động lực cách mạng, Hồ Chí Minh bàn đến vai trò cách mạng của các giai cấp. Căn cứ vào địa vị và đặc tính của mỗi giai cấp, Hồ Chí Minh khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Vì sao giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng? Tác phẩm chỉ rõ lãnh đạo được hay không là do đặc tính cách mạng chứ không phải ở số lượng nhiều, ở thân phận bị bóc lột hay nghèo khổ.

Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập trung, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì giai cấp tiến bộ nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và chế độ đế quốc, để xây dựng một xã hội mới. Mặt khác, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần tư tưởng cách mạng nhất, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo.

Giai cấp nông dân là quân chủ lực của cách mạng (bần nông là đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân. Trung nông là đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân). Giai cấp công nhân phải đoàn kết với nông dân, giúp tổ chức họ và lãnh đạo họ. Thế là công nông liên minh. Giai cấp tiểu tư sản là đồng minh quan trọng của giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản dân tộc vừa muốn cách mạng vừa muốn thỏa hiệp. Bởi vậy, giai cấp công nhân cần phải vừa đoàn kết với họ, vừa đấu tranh với họ để bảo vệ quyền lợi của công nhân.

11.2.1.3. Về vấn đề Nhà nước

Từ bài 17 đến bài 24, Hồ Chí Minh bàn về chế độ Dân chủ Cộng hòa, vấn đề Nhà nước và chính sách kinh tế.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, một nhà nước mới ra đời, đó là Nhà nước Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của đại đa số nhân dân chống thiểu số phản động. Tính chất của nó là nhân dân dân chủ chuyên chính, nghĩa là đối với nội bộ nhân dân thì thực hành dân chủ. Đối với đế quốc, phong kiến và bọn phản động, thì thực hành chuyên chính chống lại chúng, đàn áp chúng. Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Liên quan đến vấn đề Nhà nước là xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận lấy giai cấp công nhân và nông dân làm nền tảng. Tại sao như vậy? Vì hai giai cấp này đông nhất, kiên quyết nhất, đóng góp nhiều nhất, hy sinh to nhất, thành tích lớn nhất, nền tảng rộng rãi.

Nhà nước Dân chủ Cộng hòa thực hiện chế độ dân chủ tập trung. Dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa, nhân dân có nghĩa vụ, đồng thời có quyền lợi, khác

hẳn dưới sự thống trị của đế quốc và phong kiến, nhân dân chỉ có nghĩa vụ, không có quyền lợi. Nhiệm vụ của nhà nước dân chủ mới là phải xây dựng quân đội, chính quyền, xây dựng kinh tế và văn hóa.

Về kinh tế, ở vùng tự do, nước ta có 6 thành phần kinh tế. Đó là kinh tế

địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. Kinh tế quốc doanh, có tính chất chủ nghĩa xã hội. Các hợp tác xã có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, là một thứ kinh tế lạc hậu. Kinh tế tư bản của tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế. Kinh tế tư bản quốc gia. Trong loại này, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội.

Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ: 1- Công tư đều lợi; 2- Chủ thợ đều lợi; 3- Công nông giúp nhau; 4- Lưu thông trong ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w