Nội dung tư tưởng thể hiện trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 124 - 128)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

12.2.2. Nội dung tư tưởng thể hiện trong tác phẩm

12.2.2.1. Vì sao phải học lý luận? (Vai trò của lý luận)

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Học lý luận là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thức tế của Đảng và để Đảng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình

Hồ Chí Minh đưa ra những lý do để chứng minh cho sự cần thiết phải học lý luận:

Một là, về tình hình thực tế của Đảng

Hồ Chí Minh nhận định: Đảng ta là một Đảng Mác – Lênin, được rèn luyện thử thách lâu dài trong đấu tranh gian khổ, Đảng ta có nhiều ưu điểm, như: Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, với chủ nghĩa quốc tế vô sản, có tinh thần chiến đấu kiên quyết, có nhiệt tình cách mạng dồi dào, có truyền thống đoàn kết nhất trí, cho nên Đảng đã lãnh đạo cách mạng và thu được nhiểu thắng lợi to lớn và căn bản (Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đã xóa bỏ ách thống trị thức dân đô hộ hơn tám mươi năm, nhân dân được làm chủ vận mệnh của mình; kháng chiến 9 năm chống Pháp thắng lợi…).

Tuy vậy, Đảng ta còn có nhiều nhược điểm, mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém, cho nên đứng trước nhiệm vụ cách mạng ngày càng mới và phức tạp, Đảng ta không tránh khỏi lúng túng, không tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm. Ví dụ như trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, trong lãnh đạo kinh tế.

Trong cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ căn bản đã bị đánh đổ, ruộng đất đã về tay nông dân, chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến vĩnh viễn bị xóa bỏ. Đó là một chuyển biến to lớn về chính trị, kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong lãnh đạo và chỉ đạo, chúng ta đã phạm một số sai lầm, gây ra những tổn thất lớn cho Đảng, ảnh hưởng đến tổ chức cơ sở đảng và chính sách mặt trận của Đảng. Một trong những nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ còn yếu về lý luận, chưa có kinh nghiệm, chấp hành chính sách không đầy đủ…

Trong chỉnh đốn tổ chức, ta cũng mắc một số sai lầm, làm cho lực lượng của Đảng bị tổn thất nặng, đảng viên và cán bộ hoang mang, hoài nghi chính sách của Đảng, làm ảnh hưởng đến khối đoàn kết trong Đảng, uy tín của Đảng và mối quan hệ giữa Đảng với dân bị giảm sút.

Chính vì vậy, cần phải học tập lý luận để nâng cao trình độ lý luận của Đảng.

Hai là, về yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

Hồ Chí Minh nêu rõ: Nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, chúng ta có những thuận lợi cơ bản là:

Chủ nghĩa xã hội đã thành hệ thống thế giới, đang tỏ rõ sức mạnh của nó.

Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình dân chủ phát triển mạnh mẽ.

Miền Nam được rèn luyện thử thách trong kháng chiến có kinh nghiệm và quyết tâm cao.

Đồng thời, chúng ta cũng gặp những khó khăn:

Tình hình thế giới và trong nước biến đổi ngày càng phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có đường lối, phương châm, phương pháp đấu tranh cho phù hợp;

Kẻ thù của chúng ta rất xảo quyệt;

Cán bộ và nhân dân còn nhiều điểm chưa thông suốt, thống nhất.

Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải tự nâng cao mình lên nữa, mà muốn tự nâng cao mình thì phải tổ chức học tập lý luận trong toàn Đảng, trước hết là trong đội ngũ cán bộ cốt cán của Đảng.

Ba là, về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chúng ta có nhiệm vụ:

Phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta;

Phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm;

Phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột, áp bức.

Muốn thế, chúng ta phải dần dần biến đổi nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, dần dần tập thể hóa nông nghiệp; tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân, đối với thủ công nghiệp; xây dựng nước ta thành một nước có văn hóa cao, có đời sống tươi vui, hạnh phúc.

Chúng ta tiến hành những nhiệm vụ đó trong những điều kiện đặc biệt của nước ta:

Miền Bắc vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến; Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu;

Trong những điều kiện như thế, chúng ta phải dùng những phương pháp, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội? Đó là những vấn đề đặt ra đối với Đảng ta. Muốn giải quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mò mẫm, đỡ phạm sai lầm, thì:

Một mặt, chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo.

Mặt khác, chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác – Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra đường lối, phương châm, bước đi cụ thể cho cách mạng Việt Nam.

Chính vì thế, chung ta phải học lý luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trước hết là đội ngũ cán bộ cốt cán của Đảng.

Bốn là,đối với cán bộ, đảng viên.

Muốn cải tạo xã hội, cán bộ, đảng viên phải tự cải tạo mình, tự nâng cao mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: Số đông cán bộ, đảng viên chưa được học lý luận một cách bài bản, nên tư tưởng và trình độ lý luận chính trị còn thấp kém, lệch lạc. Điều đó tỏ ra ở các khuyết điểm: không nắm vững chính sách của Đảng, không phân biệt rõ bạn, thù, mắc bệnh quan liêu, công thần, tham ô, hủ hóa…

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải có lập trường giai cấp vô sản thật vững chắc, giác ngộ về chủ nghĩa xã hội cao; phải rửa sạch chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện chủ nghĩa tập thể; phải khắc phục bênh quan liêu, cô độc, hẹp hòi, liên hệ chặt chẽ với quần chúng để phát huy đầy đủ tính sáng tạo của quần chúng.

Muốn thế, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, phải tổ chức học tập lý luận trong Đảng, trước hết là trong cán bộ cốt cán của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại câu nói của Lênin: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” và “chỉ có một đảng có lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”73.

Phải nhận thức được rằng, học lý luận là cần thiết đối với Đảng. Đảng muốn vững mạnh thì phải có lý luận soi đường. Lý luận như kim chỉ nam chỉ cho Đảng con đường hành động đúng. Hồ Chí Minh viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt. Trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ây. Đảng mà không có chủ nghĩa làm cốt cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.

Kinh nghiệm của các Đảng anh em (Liên Xô, Trung Quốc…) càng cho chúng ta thẫy rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của việc học lý luận cho Đảng, trước hết là cho cán bộ cốt cán của Đảng

Sáu là, tình hình học tập lý luận trong cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá sơ lược thực trạng việc học tập, nghiên cứu lý luận trong cán bộ, đảng viên.

Nói chung cán bộ đều thấy nhược điểm của mình là thiếu lý luận, và thấy cần thiết phải học lý luận; yêu cầu Đảng phải tổ chức học lý luận cho cán bộ.

Nhưng vẫn còn nhiều người chỉ biết vùi đầu vào công tác sự vụ, có kinh nghiệm thực tế, nhưng lại không nhận thấy sự quan trọng của lý luận, cho nên còn xem thường học tập lý luận. Họ quên rằng, nếu họ đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công việc tốt hơn nhiều. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ. Những anh em đó, cần phải thêm lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w