Những vấn đề chung xây dựng đời sống mớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 83 - 85)

71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Sđd, tr 563.

8.2.1. Những vấn đề chung xây dựng đời sống mớ

Nhu cấu khách quan xây dựng đời sống mới: Xây dựng đời sống mới là một bộ phận hợp thành của sự nghiệp cách mạng gắn với giải phóng con người thoát khỏi mọi sự nghèo nàn, dốt nát, lạc hậu; một bộ phận hợp thành công cuốca xây dựng chế độ xã hội mới; tạo các nguồn lực cần thiết cho kháng chiến và kiến quốc.

Mục đích xây dựng đời sống mới: Làm cho đời sống của nhân dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn.

Nội dung xây dựng đời sống mới: Theo Hồ Chí Minh, thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Người giải thích: " Chính trong lúc này càng phải thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Quân đội phải siêng tập, siêng đánh. Nhân dân tăng gia sản xuất, phải siêng làm, thì kháng chiến chắc chắn thắng lợi, thế cho nên phải Cần. Binh sĩ phải tiết kiệm đạn dược, mỗi viên đạn một tên thù. Cho nên phải Kiệm. Mọi người đều trong sạch, không tham lam, không đem của công dùng vào việc tư, thì mọi việc mới chạy. Cho nên ai cũng phải Liêm. Mỗi người quốc dân đều phải vì nước quên nhà, hăng hái ủng hộ kháng chiến, ra sức tăng gia sản xuất, trừ diệt bọn bán nước hại dân quyết làm cho Tổ quốc thống nhất độc lập. Thế là Chính".

Phương châm xây dựng đời sống mới: Người cũng giải thích rằng, đạo đức mới không phải là gạt bỏ mọi cái cũ mà phải phát huy những tinh hoa về truyền thống yêu nước, cần cù lao động, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách,....Người viết: " Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: Ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: Ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích của đời sống mới".

Đối tượng xây dựng đời sống mới: Đời sống mới bao gồm đời sống mới riêng cho từng người và đời sống mới chung cho cộng đồng, tập thể như các gia đình, làng xã, các bộ đội, các nhà máy, trường học, các công sở,...Về tinh thần, đời sống mới phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính; nếu không làm được như vậy, thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Phải yêu Tổ quốc, quan tâm đến lợi ích chung, không kiêu căng, không nịnh hót, không tham lam, không bủn xỉn. Phải ham học, một người không biết chữ, biết tính thi như nửa mù nửa

sáng, biết rồi thì học thêm nữa. Về hành động để thực hành đời sống mới không ngoài năm việc là ăn, mặc, ở, đi lại, làm. Đời sống mới không tách rời tăng gia sản xuất. Người giải thích: " Việc tăng gia sản xuất cũng như mọi việc khác, đều rất quan hệ với đời sống mới. Tăng gia sản xuất tức là một bộ phận của đời sống mới. Có tinh thần của đời sống mới, thì tăng gia sản xuất mới chóng thành công. Mà tăng gia sản xuất có thành công, thì đời sống mới dễ thực hiện. Muốn tăng gia sản xuất, mọi người phải Cần, phải Kiệm. Không Cần, thì phí thời giờ nhiều mà sản xuất được ít. Không Kiệm thì làm được bao nhiêu, dùng hết bấy nhiêu, rút cục cũng như sản xuất được ít. Tăng gia sản xuất ích riêng cho mình mà cũng ích chung cho cả nước. Nếu không có tinh thần Liêm và Chính, nếu tham lam ích kỷ, thì không thể phát đạt việc tăng gia sản xuất. Vì vậy, tăng gia sản xuất và đời sống mới phải đi đôi với nhau, không thể lìa nhau".

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w